Sáng 28/8, tuyến metro đầu tiên dài gần 20 km được khởi công, sau
nhiều lần lỗi hẹn. Hệ thống đường sắt đô thị của TP HCM - nền tảng cho
sự phát triển hiện đại đang được ngóng chờ sẽ sớm thành hiện thực.
"Giấc mơ" về mạng lưới metro chạy khắp TP HCM đã được nhen nhóm từ cuối những năm 90. Suốt từ năm 2001 đến 2007 đã liên tiếp có những cuộc tranh cãi về hướng tuyến, cách thức xây dựng tuyến metro này. Đến tháng 2/2008, hạng mục depot rộng 24 ha tại phường Long Bình (quận 9) của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên đã được bắt đầu nhưng do vướng mặt bằng, dự án đã nhùng nhằng từ đó đến nay. Sau 4 năm lỗi hẹn, sáng 28/8, phần quan trọng nhất của tuyến metro này chính thức được khởi công.
Theo thiết kế tuyến metro số 1 có lộ trình dài gần 20 km, đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương). Trong đó, khoảng 2,6 km đi ngầm (3 nhà ga) và hơn 17 km trên cao (11 nhà ga).
"Giấc mơ" về mạng lưới metro chạy khắp TP HCM đã được nhen nhóm từ cuối những năm 90. Suốt từ năm 2001 đến 2007 đã liên tiếp có những cuộc tranh cãi về hướng tuyến, cách thức xây dựng tuyến metro này. Đến tháng 2/2008, hạng mục depot rộng 24 ha tại phường Long Bình (quận 9) của tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên đã được bắt đầu nhưng do vướng mặt bằng, dự án đã nhùng nhằng từ đó đến nay. Sau 4 năm lỗi hẹn, sáng 28/8, phần quan trọng nhất của tuyến metro này chính thức được khởi công.
Theo thiết kế tuyến metro số 1 có lộ trình dài gần 20 km, đi qua các quận 1, 2, 9, Bình Thạnh, Thủ Đức (TP HCM) và huyện Dĩ An (Bình Dương). Trong đó, khoảng 2,6 km đi ngầm (3 nhà ga) và hơn 17 km trên cao (11 nhà ga).
Phối cảnh kiểu dáng tàu điện ngầm. Ảnh: BQL đường sắt đô thị TP HCM.
Trong đó, đoạn ngầm có 3 nhà ga, dài 2,6 km bắt đầu từ ga số 1 (khu vực vòng xoay Quách Thị Trang trước chợ Bến Thành) đi qua bên hông Nhà hát Thành phố rồi qua trụ sở công ty Điện lực Sài Gòn, theo đường Nguyễn Siêu, qua Fafilm đến khu vực nhà máy Ba Son.
Từ sau ga số 3 (ga Ba Son), tuyến chuyển sang đi trên cao với 11 nhà ga. Đoạn đi trên cao bắt đầu từ phía Bắc khu vực Ba Son, vượt đường Nguyễn Hữu Cảnh băng qua khu vực Văn Thánh, Tân Cảng rồi chạy dọc xa lộ Hà Nội đến Suối Tiên (ga số 14). Sau đó tuyến sẽ rẽ phải vào Depot Long Bình và kết thúc hành trình.
Ưu điểm nổi bật của metro là khả năng vận chuyển hành khách rất lớn, lên đến hàng trăm nghìn lượt người. TP HCM đang kỳ vọng rất nhiều vào metro sẽ giảm đáng kể tình trạng ùn tắc giao thông do quá tải phương tiện cá nhân hiện nay, trước hết là tại khu vực phía Đông của thành phố, nơi mỗi ngày có hàng chục nghìn sinh viên đi lại, học tập.
Theo thiết kế, lưu lượng khách chuyên chở của metro số 1 khoảng 162.000 lượt người mỗi ngày (giai đoạn 2014-2020), sau đó nâng lên khoảng 635.000 lượt (năm 2030) và 800.000 lượt (năm 2040). Thời gian đi từ đầu đến cuối tuyến khoảng 30 phút, tương đương vận tốc 40 km/h. Dự kiến, tàu sẽ hoạt động khoảng 20 giờ một ngày với thời gian giãn cách giữa các chuyến là 5 - 6 phút.
Bên cạnh đó, một không gian ngầm kết hợp metro và khu mua sắm sẽ hình thành cũng hứa hẹn tạo ra diện mạo mới cho khu vực trung tâm thành phố. Theo thỏa thuận giữa UBND TP HCM và JICA (Tổ chức hợp tác quốc tế Nhật Bản), nhóm nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu sơ bộ cho hai khu vực: quảng trường trước chợ Bến Thành (phạm vi xây dựng nhà ga trung tâm) và khu vực dọc đường Lê Lợi (dự kiến xây dựng trung tâm thương mại ngầm).
Phối cảnh khu mua sắm ngầm và nhà ga tuyến metro số 1 tại nhà ga trung tâm Bến Thành. Ảnh: BQL đường sắt đô thị TP HCM.
|
Theo đó, khu vực nhà ga trung tâm Bến Thành sẽ được xây dựng ngầm dưới lòng đất 40 m, gồm hai phần: phần khu vực nhà ga gồm 3 tầng cho 4 tuyến metro (tầng một cho tuyến số 1 và 3A, tầng hai: tuyến số 2, tầng 3: tuyến số 4) và khu mua sắm bao quanh nhà ga. Đối với khu vực dọc đường Lê Lợi (kết nối giữa nhà ga trung tâm và nhà ga Nhà hát thành phố), nhóm nghiên cứu đề xuất nên xây dựng một khu mua sắm phía trên đoạn hầm của tuyến metro số 1 với diện tích khoảng 25.500 m2. Như vậy, tổng diện tích ngầm bao gồm nhà ga trung tâm Bến Thành và khu mua sắm ngầm dọc đường Lê Lợi khoảng 45.000 m2.
Ông Lê Khắc Huỳnh, Phó trưởng Ban quản lý đường sắt đô thị ở Bến Thành cho biết, ý tưởng xây dựng khu mua sắm kết hợp với metro ngoài việc tận dụng không gian ngầm còn nhằm mang tới các dịch vụ tiện nghi cho hành khách đi metro. Ngoài ra, việc khai thác trung tâm thương mại sẽ góp phần đem lại lợi nhuận để bù đắp chi phí đầu tư các tuyến metro. Đây là mô hình mà nhiều nước trên thế giới, trong đó có Nhật Bản, đã triển khai thành công. Việc kết nối quan trọng nhất là hệ thống hành khách công cộng với metro để làm sao thuận tiện nhất cho hành khách. Hiện Ban quản lý đang nghiên cứu kết nối với các hệ thống xe buýt, taxi… Chương trình này sẽ kết nối tổng thể phương tiện giao thông thành phố.
Bày tỏ sự háo hức với dự án này, anh Huỳnh Dũng nhà ở đường Võ Văn Ngân (quận Thủ Đức) cho biết rất mong ngày metro lăn bánh. "Xây dựng metro là xu hướng chung của các đô thị phát triển, giờ mình làm được tuyến đầu tiên là chuyện rất đáng mừng. Cứ nghĩ đến lúc mỗi buổi sáng chỉ cần bước lên metro là đến thẳng cơ quan, chiều lại thẳng một mạch về nhà, không còn phải chịu cảnh kẹt xe là tôi phấn khởi lắm", anh Dũng nói.
Ga số 6 tuyến metro sẽ đi qua khu vực Thảo Điền, quận 2 dưới chân cầu Sài Gòn.
Nhìn từ góc độ của một chủ đầu tư bất động sản, ông Nguyễn Văn Đồi, Giám đốc dự án Thảo Điền Pearl - một trong những dự án có cầu thang bộ kết nối trực tiếp với tuyến metro, bày tỏ nhiều kỳ vọng về một dự án khu dân cư và thương mại phát triển theo mô hình ở các quốc gia trong khu vực như Nhật Bản, Singapore và Malaysia. Theo ông Đồi, thuận lợi to lớn từ yếu tố giao thông thuận tiện và kết nối nhanh chóng sẽ giúp cư dân và các đối tác kinh doanh tại Thảo Điền Pearl gia tăng giá trị an cư, giá trị đầu tư hoặc giá trị sinh lợi từ việc cho thuê chỉ trong một khoảng thời gian ngắn.
Nhiều chuyên gia khác cũng bày tỏ, việc xây dựng tuyến metro đầu tiên hướng về phía Đông của thành phố (Bến Thành - Suối Tiên) là một chủ trương đúng đắn. "Khu vực này đã có phát triển tương đối, có nhiều tòa nhà cao tầng, khu vui chơi, khu công nghệ cao và đại học quốc gia. Vì vậy khi xây dựng metro, chúng ta sẽ đảm bảo được lượng người sử dụng cao hơn những khu đô thị khác. Và như vậy khi vận hành có thể có nguồn thu để nuôi hệ thống", một chuyên gia về lĩnh vực giao thông cho biết.
Metro
là tàu điện chạy trong đô thị có sức vận chuyển khối lượng lớn, là loại
tàu điện (giống loại tàu lửa) nhưng chạy bằng điện (không sử dụng đầu
kéo Diesel như tàu lửa). Tàu gồm toa có động cơ xen lẫn toa không động
cơ chạy bằng điện. Tùy theo lượng hành khách đi lại vào giờ cao điểm mà
tàu có từ 3 đến 6 toa và chạy giãn cách khoảng 3 đến 10 phút.
Ngoài tuyến metro số 1, TP HCM dự kiến xây dựng thêm 6 tuyến metro khác gồm:
Tuyến số 2 (Thủ Thiêm - bến xe Tây Ninh) dài khoảng 20 km.
Tuyến số 4 (Nguyễn Văn Linh - cầu Bến Cát) dài 24 km.
Tuyến số 5 (cầu Sài Gòn - bến xe Cần Giuộc) dài khoảng 17 km.
Tuyến số 6 (Bà Quẹo - vòng xoay Phú Lâm) dài 6 km.
Riêng tuyến metro số 3 dài khoảng 23 km được tách làm hai:
Tuyến 3A (Bến Thành - Tân Kiên).
Tuyến 3B (ngã sáu Cộng Hòa - Hiệp Bình Phước).
Ngoài tuyến metro số 1, TP HCM dự kiến xây dựng thêm 6 tuyến metro khác gồm:
Tuyến số 2 (Thủ Thiêm - bến xe Tây Ninh) dài khoảng 20 km.
Tuyến số 4 (Nguyễn Văn Linh - cầu Bến Cát) dài 24 km.
Tuyến số 5 (cầu Sài Gòn - bến xe Cần Giuộc) dài khoảng 17 km.
Tuyến số 6 (Bà Quẹo - vòng xoay Phú Lâm) dài 6 km.
Riêng tuyến metro số 3 dài khoảng 23 km được tách làm hai:
Tuyến 3A (Bến Thành - Tân Kiên).
Tuyến 3B (ngã sáu Cộng Hòa - Hiệp Bình Phước).
Theo VnExpress
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét