Theo các chuyên gia, hiện nay, hầu hết các công trình xây dựng tại
Việt Nam đều chưa có sự quan tâm đúng đắn đến hiệu quả năng lượng. Ngay
từ khâu thiết kế, lựa chọn vật liệu cho đến vận hành đều gây lãng phí
năng lượng. Ngoài ra, ý thức người sử dụng cũng như chính sách quản lý
năng lượng còn hạn chế cũng là nguyên nhân chính khiến mức tiêu hao năng
lượng trong các tòa nhà vẫn cao.
Tại Việt Nam, các tòa nhà cao tầng tại các khu đô thị, văn phòng, công sở… chính là những hộ tiêu thụ năng lượng lớn nhất. Mặt khác, các tòa nhà này là kết quả của quá trình đô thị hóa quá nhanh, nên ngày càng bộc lộ nhiều khiếm khuyết trong thiết kế, xây dựng, chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về công trình xanh, dẫn tới sử dụng năng lượng còn rất lãng phí. Hiện trạng này nếu không sớm được cải thiện sẽ đẩy các tòa nhà trở thành “thủ phạm” chính trong việc lãng phí năng lượng.
Ông Nguyễn Công Thịnh, chuyên viên Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng cho biết trong các tòa nhà, thiết bị tiêu hao năng lượng lớn nhất là điều hòa không khí. Cụ thể, ở các tòa nhà là trụ sở cơ quan hành chính thì điều hòa không khí chiếm khoảng 70% tổng năng lượng tiêu thụ. Các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn thì mức tiêu thụ năng lượng của điều hòa không khí chiếm từ 60%-70% tổng năng lượng tiêu thụ.
Theo ông Thịnh, sở dĩ có sự lãng phí, thất thoát một nguồn năng lượng lớn như vậy là do các công trình xây dựng hiện nay chưa đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật mà quy định đã đưa ra. Cụ thể, lớp vỏ công trình, có thiết kế và vật liệu không đảm bảo yêu cầu tiết kiệm năng lượng (TKNL); vẫn còn sử dụng các loại vật liệu đặc biệt là kính có độ dày, màu sắc và độ cách nhiệt không phù hợp; hệ thống điều hòa không khí lắp đặt không phù hợp…
Các chuyên gia cũng đã nhận định, tiềm năng TKNL tại các tòa nhà ở Việt Nam là tương đối lớn, tương đương 10%-40% năng lượng sử dụng trong công trình, giảm được rất nhiều chi phí. Theo kiến trúc sư Hoàng Mạnh Nguyên, Viện trưởng Viện Kiến trúc nhiệt đới, để giảm mức độ tiêu thụ điện năng trong công trình xây dựng đòi hỏi phải có một giải pháp đồng bộ từ trang thiết bị, vật liệu…và cần bắt đầu từ khâu thiết kế.
Theo đó, các công trình khi thiết kế cần phải đáp ứng được một số yêu cầu cụ thể như đưa kiểm soát năng lượng vào thiết kế, mô hình hóa năng lượng chi tiết, thiết kế kiểm soát môi trường, năng lượng. Kết quả kiểm toán năng lượng nên là cơ sở để nghiệm thu và cấp chứng chỉ TKNL đối với tòa nhà. Mặt khác, khi thiết kế một công trình phải tận dụng được tối đa nguồn năng lượng tự nhiên, tận dụng được nguồn sáng này sẽ giúp cắt giảm lớn trong chi phí chiếu sáng các tòa nhà.
Chia sẽ về vấn đề này, ông Ngô Tuấn Anh, Trưởng phòng Đào tạo tuyên truyền, Trung tâm TKNL Hà Nội cho biết bên cạnh việc nghiên cứu, ban hành bộ quy chuẩn về các “công trình xanh”, Nhà nước cũng cần có những cơ chế hỗ trợ cho chủ trương này như đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, xúc tiến đầu tư, tổ chức các hội chợ giới thiệu các giải pháp công nghệ TKNL dành cho các tòa nhà để từ đó có thể lựa chọn các phương án TKNL phù hợp nhất.
Tại Việt Nam, các tòa nhà cao tầng tại các khu đô thị, văn phòng, công sở… chính là những hộ tiêu thụ năng lượng lớn nhất. Mặt khác, các tòa nhà này là kết quả của quá trình đô thị hóa quá nhanh, nên ngày càng bộc lộ nhiều khiếm khuyết trong thiết kế, xây dựng, chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về công trình xanh, dẫn tới sử dụng năng lượng còn rất lãng phí. Hiện trạng này nếu không sớm được cải thiện sẽ đẩy các tòa nhà trở thành “thủ phạm” chính trong việc lãng phí năng lượng.
Ông Nguyễn Công Thịnh, chuyên viên Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Xây dựng cho biết trong các tòa nhà, thiết bị tiêu hao năng lượng lớn nhất là điều hòa không khí. Cụ thể, ở các tòa nhà là trụ sở cơ quan hành chính thì điều hòa không khí chiếm khoảng 70% tổng năng lượng tiêu thụ. Các trung tâm thương mại, siêu thị, khách sạn thì mức tiêu thụ năng lượng của điều hòa không khí chiếm từ 60%-70% tổng năng lượng tiêu thụ.
Theo ông Thịnh, sở dĩ có sự lãng phí, thất thoát một nguồn năng lượng lớn như vậy là do các công trình xây dựng hiện nay chưa đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật mà quy định đã đưa ra. Cụ thể, lớp vỏ công trình, có thiết kế và vật liệu không đảm bảo yêu cầu tiết kiệm năng lượng (TKNL); vẫn còn sử dụng các loại vật liệu đặc biệt là kính có độ dày, màu sắc và độ cách nhiệt không phù hợp; hệ thống điều hòa không khí lắp đặt không phù hợp…
Các chuyên gia cũng đã nhận định, tiềm năng TKNL tại các tòa nhà ở Việt Nam là tương đối lớn, tương đương 10%-40% năng lượng sử dụng trong công trình, giảm được rất nhiều chi phí. Theo kiến trúc sư Hoàng Mạnh Nguyên, Viện trưởng Viện Kiến trúc nhiệt đới, để giảm mức độ tiêu thụ điện năng trong công trình xây dựng đòi hỏi phải có một giải pháp đồng bộ từ trang thiết bị, vật liệu…và cần bắt đầu từ khâu thiết kế.
Theo đó, các công trình khi thiết kế cần phải đáp ứng được một số yêu cầu cụ thể như đưa kiểm soát năng lượng vào thiết kế, mô hình hóa năng lượng chi tiết, thiết kế kiểm soát môi trường, năng lượng. Kết quả kiểm toán năng lượng nên là cơ sở để nghiệm thu và cấp chứng chỉ TKNL đối với tòa nhà. Mặt khác, khi thiết kế một công trình phải tận dụng được tối đa nguồn năng lượng tự nhiên, tận dụng được nguồn sáng này sẽ giúp cắt giảm lớn trong chi phí chiếu sáng các tòa nhà.
Chia sẽ về vấn đề này, ông Ngô Tuấn Anh, Trưởng phòng Đào tạo tuyên truyền, Trung tâm TKNL Hà Nội cho biết bên cạnh việc nghiên cứu, ban hành bộ quy chuẩn về các “công trình xanh”, Nhà nước cũng cần có những cơ chế hỗ trợ cho chủ trương này như đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, xúc tiến đầu tư, tổ chức các hội chợ giới thiệu các giải pháp công nghệ TKNL dành cho các tòa nhà để từ đó có thể lựa chọn các phương án TKNL phù hợp nhất.
Theo Sài Gòn Giải Phóng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét