Thứ Năm, 27 tháng 9, 2012

Bán Lò Mổ Gia Súc Tập Trung

Lò Mổ Gia Súc Tập Trung
 
147/14 Đường Võ Văn Kiệt, TP.Buôn Ma Thuột, Daklak
 
DT : 4300m2, 450M Đất chuyên dùng ( Sổ Đỏ )
 
Thu nhập hàng tháng đã trừ chi phí : 30.000.000đ
 
Cần bán : 3.500.000.000 ( thương lượng )
 
Lò Mổ đang hoạt động tốt

Có thể sử dụng xây khách sạn, nhà máy ...

Liên hệ: 0937132049 - 097893471

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

Bán căn hộ Hoàng Anh An Tiến, DT 121.4m2, 2PN, giá gốc 14,4 tr/m2 + chênh lệch 35tr

Bán căn hộ Hoàng Anh An Tiến (Gold House), sát HAGL3, cách siêu thị Lotte 500m, 15' vào trung tâm TP, DT: 121.4m2, 2 phòng ngủ, 2wc, sàn gỗ, bồn tắm nằm, tủ gỗ âm tường, khu căn hộ đầy đủ hồ bơi, gym, siêu thị… 

Thanh toán đợt 6 (62%), tháng 12/2012 nhận nhà, hỗ trợ làm hồ sơ vay ngân hàng lãi suất tốt.

Giá gốc: 14.4tr/m2 (chưa VAT).

Mọc như nấm, chết như rạ

Gần 200 sàn giao dịch bất động sản tại Hà Nội và TPHCM đã “mất tích” do ngưng hoạt động hoặc chuyển địa điểm khác mà không thông báo

“Lên đời” từ những điểm môi giới nhà đất nhỏ lẻ, có thời điểm các sàn giao dịch bất động sản (BĐS) mọc như nấm sau mưa và tha hồ hốt bạc từ những dự án đua nhau mở bán, huy động vốn. Tuy nhiên, khi thị trường BĐS suy thoái thì thời hoàng kim dường như đã qua và các sàn BĐS hiện nay đang chết như rạ.

Đóng cửa, đổi nghề

Từng chạy theo phong trào sàn BĐS đạt chuẩn, sàn Neoland (trụ sở ở quận Tân Phú - TPHCM) cũng đã chạy vạy khắp nơi để có được “chứng nhận”. Tuy nhiên, giờ đây, sàn BĐS của công ty này chỉ còn là một văn phòng nhỏ đặt tại một dự án chung cư, nhân viên giao dịch thì chỉ còn vài người. Vị giám đốc của sàn này than thở: “Hiện chúng tôi chỉ xử lý các hợp đồng mua bán trước đây mà dự án chưa giao nhà chứ có sản phẩm đâu mà bán!”. Đó chỉ là một trong những hình ảnh hiện nay của các sàn BĐS được lập ra nhằm “chạy” chủ trương về Luật Kinh doanh BĐS, buộc các chủ dự án khi bán ra thị trường phải thông qua sàn.

Trong khi nhiều sàn giao dịch bất động sản của công ty môi giới đóng cửa thì sàn của các chủ đầu tư vẫn hoạt động tốt Ảnh: TẤN THẠNH

Một số sàn BĐS còn thê thảm hơn khi buộc phải đóng cửa, còn lãnh đạo thì đổi nghề. Điển hình như sàn BĐS N. tại quận 9 - TPHCM. Sau buổi khai trương hoành tráng cách đây chưa đầy một năm, sàn BĐS này đã đóng cửa hoạt động. Giám đốc sàn BĐS N. từng tự tin khi đại diện bán hàng cho nhiều dự án từ trong Nam ra ngoài Bắc. Trong ngày thanh lý hợp đồng thuê nhà để chuyển về bán văn phòng phẩm với vợ, ông tâm sự: “Thị trường BĐS gặp khó khăn trong thời gian dài, nhiều văn phòng nhà đất, sàn BĐS nợ đọng đối tác lên tới hàng tỉ đồng. Không thể duy trì hoạt động, nhiều trung tâm, văn phòng nhà đất phải đóng cửa như một giải pháp tốt nhất nếu không muốn thua lỗ thêm. Sàn của tôi đóng cửa sau khi đã cầm cự hơn một năm qua, nhân viên cứ rơi rụng dần...”.

Hiện đa phần sàn BĐS rơi vào cảnh “án binh bất động”, nhiều sàn treo biển cho thuê, bán phở, bán bia... Sàn BĐS T.P trên đường Đồng Đen, quận Tân Bình - TPHCM lọt thỏm trong những quán nhậu, qua thời kỳ sốt nóng của thị trường giờ chỉ còn lại tấm biển lớn treo cao trước cửa, còn phía dưới là tấm biển nhỏ với dòng chữ “Quần áo xuất khẩu đại hạ giá”. Chủ sàn BĐS TP cho biết: “Trước đây, sàn có hàng chục nhân viên được trải rộng ở tầng 1 lên đến cả tầng 2, làm không hết việc nhưng từ cuối năm 2011, chúng tôi phải giảm dần số nhân viên và nay chỉ còn hai vợ chồng. Gọi là mở cửa giao dịch chứ thực ra mấy tháng nay chỉ mở cửa để đấy”.

Vẫn tiếp tục đăng ký !

Trong báo cáo gửi UBND TPHCM, Sở Xây dựng nhìn nhận rằng hoạt động của các sàn BĐS trên địa bàn hiện vẫn chưa được kiểm soát chặt chẽ. Dù thị trường còn gặp khó khăn nhưng từ đầu năm đến nay, tại TPHCM tiếp tục có 26 sàn BĐS đăng ký hoạt động, nâng tổng số lên 414 sàn. Trong số đã đăng ký, hiện có 358 sàn BĐS hoạt động, 56 sàn ngưng hoạt động hoặc chuyển địa điểm khác mà không thông báo với các cơ quan quản lý.

Tuy nhiên, các sàn BĐS chỉ phát triển mạnh về số lượng, chất lượng dịch vụ còn thấp. Hiện hoạt động của các sàn đang bị thả nổi, tình trạng giao dịch BĐS không thông qua sàn chiếm đến 50% số lượng giao dịch trên thị trường. Phần lớn các sàn BĐS do chủ đầu tư tự thành lập để bán sản phẩm của mình chưa đáp ứng đúng những yêu cầu về quản lý theo quy định...

Trong khi đó, theo báo cáo mới đây của Sở Xây dựng Hà Nội, có 122 trên tổng số 500 sàn BĐS không hoạt động tại TP và hơn 200 sàn BĐS không có bất kỳ giao dịch nào thành công. Phần còn lại chỉ thực hiện một vài giao dịch thành công. Trong 122 sàn ngừng hoạt động, nhiều sàn không tìm được địa chỉ, không tồn tại dù đăng ký kinh doanh vẫn còn.

Anh Lâm Hùng, giám đốc một sàn BĐS từng có văn phòng đạt chuẩn của Bộ Xây dựng tại Hà Nội, cho biết tùy vào quy mô, một sàn cần trung bình khoảng 300 – 400 triệu đồng/tháng để trang trải chi phí mặt bằng và lương nhân viên kinh doanh. Với chi phí hằng tháng như vậy và phần trăm hoa hồng được hưởng 2%- 3%/căn hộ, sàn BĐS cần có ít nhất khoảng 20 giao dịch thành công trong một tháng. Hiện nay, kiếm được 5-10 giao dịch căn hộ thành công trong một tháng là một ước mơ không dễ thực hiện .
Cả nước hiện có 913 sàn giao dịch BĐS đã đăng ký và hoạt động nhưng qua thống kê của Bộ Xây dựng, trong tổng số 557 sàn BĐS được kiểm tra, chỉ có 15% đủ điều kiện hoạt động và tương đối minh bạch.
 

Thị trường bất động sản nổi sóng… bán hàng


Nguồn cung trên thị trường bất động sản đang lấn át sức cầu
Mặc cho sức cầu vẫn giậm chân tại chỗ, hàng loạt dự án căn hộ, đất nền trong Nam, ngoài Bắc đang và sẽ rầm rộ mở bán. Thậm chí tới đây, Hà Nội còn có cả “phiên chợ” bất động sản với vài chục gian hàng, hứa hẹn nguồn cung tiếp tục tăng mạnh.

“Sốt” ra hàng sau tháng ngâu

Sau khi khá yên ắng trong cả tháng 7 Âm lịch, mới đây, thị trường bất động sản Hà Nội chứng kiến đợt chào bán sản phẩm của hàng loạt chủ dự án. Các sản phẩm mở bán đợt này đều nằm tại những vị trí trung tâm và sát nội đô, lại của các chủ đầu tư khá uy tín. Tuy nhiên, cũng do vị trí đẹp, phần lớn sản phẩm thuộc phân khúc cao cấp nên thanh khoản không cao.

Cụ thể, Tập đoàn Hà Đô đã chính thức mở bán căn hộ tại Dự án Ha Do Park View tại Dịch Vọng, Cầu Giấy với mức giá trung bình 29,5 triệu đồng/m2; CTCP Đầu tư xây dựng và phát triển nhà số 7 (Handico 7) mở bán Khu căn hộ CT2A, Xuân La, Tây Hồ với mức giá từ 27 triệu đồng/m2. Trong khi đó, một chủ đầu tư khác là CTCP Thương mại Hưng Việt cũng mở bán căn hộ tại Tòa A, Dự án Golden Land (Nguyễn Trãi, Thanh Xuân) với mức giá dao động từ 25 - 33 triệu đồng/m2.

Nếu nhìn vào vị trí, hiện trạng dự án và những cam kết về tiến độ của chủ đầu tư, các dự án trên đều có nhiều lợi thế thu hút khách hàng có nhu cầu thực. Chẳng hạn, Dự án Ha Do Park View nằm tại trung tâm của khu vực phát triển đô thị năng động nhất quận Cầu Giấy; Dự án CT2A, Xuân La, Tây Hồ nằm gần kề với khu đô thị lõi, được mở bán khi đã xây gần xong phần thô. Trong khi Dự án Golden Land lại nằm trên một khu “đất vàng” trên trục đường Nguyễn Trãi - Thanh Xuân, rất thuận tiện giao thông.

Một đại diện kinh doanh của CTCP Hưng Việt cho biết, tại đợt mở bán căn hộ Tòa nhà A, Dự án Golden Land lần này, Công ty đưa ra nhiều lựa chọn cho khách hàng. Chẳng hạn, nếu khách hàng muốn mua loại hình căn hộ chưa hoàn thiện, giá bán sẽ từ 25 - 27,5 triệu đồng/m2. Trong khi đó, với căn hộ hoàn thiện, mức giá dao động từ 30 - 33 triệu đồng/m2. Ngoài ra, chủ đầu tư tiếp tục có chính sách hỗ trợ 100% lãi suất vay mua nhà. Song để hưởng ưu đãi này, khách hàng phải mua căn hộ với “giá gốc” từ 35 - 37 triệu đồng/m2.

Với Dự án Ha Do Park View, chủ đầu tư cũng đưa ra một số chính sách ưu đãi trong đợt mở bán này. Cụ thể, theo một đại diện kinh doanh thuộc Tập đoàn Hà Đô, khách mua nhà tại dự án này có thể vay đến 70 - 80% giá trị căn hộ từ Ngân hàng Quân đội với lãi suất 13,8%/năm và được thế chấp bằng chính căn hộ mua tại Dự án…

Với ưu thế về vị trí kèm nhiều chương trình ưu đãi, hỗ trợ mua hàng, nhưng với thực tế sức cầu hiện nay, việc mở bán trong bối cảnh thanh khoản phân khúc căn hộ cao cấp rất thấp là một thách thức lớn với các chủ đầu tư.

“Phiên chợ” khởi động thị trường

Mặc dù thanh khoản của thị trường bất động sản là rất thấp, nhưng sức ép tài chính khiến các DN không thể chần chừ trong quyết định ra hàng. Vì thế, qua “tháng cô hồn”, không chỉ chủ đầu tư dự án mà nhiều công ty tiếp thị, sàn giao dịch cũng lần lượt tung hàng ra thị trường.

Mới đây, Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, đến ngày 19 - 21/10 tới đây, Hiệp hội phối hợp với Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội và Liên minh các sàn giao dịch bất động sản G5 tổ chức phiên giao dịch bất động sản có quy mô dự kiến khoảng 50 gian hàng. Trong đó, các sản phẩm được chào bán dự kiến thuộc nhiều dự án khu vực phía Tây Hà Nội và các dự án từ Hải Dương, Hạ Long, Đà Nẵng, Nha Trang, TP. HCM…

Ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư và phân phối DTJ, đại diện Liên minh sàn G5 cho biết, các sản phẩm chào bán tại phiên giao dịch đều được cam kết đảm bảo tính pháp lý, tiến độ. Đồng thời, mức giá của các sản phẩm dao động từ 10 triệu đồng đến 25 triệu đồng/m2, là mức giá phù hợp với khả năng chi trả của đông đảo người có nhu cầu về nơi ở.

Theo ông Phan Thành Mai, Tổng thư ký Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, với rất nhiều sản phẩm được chào bán, “phiên chợ” bất động sản này chắc chắn thu hút được nhiều người quan tâm đến tham quan và mua hàng. Cũng theo ông Mai, trong bối cảnh thị trường bất động sản còn khó khăn, chỉ một vài phiên giao dịch thì khó làm thị trường sôi động trở lại, thế nhưng ít nhất nó cũng có tác dụng thu hút sự quan tâm của một bộ phận khách hàng có nhu cầu thật. Sau khi phiên giao dịch kết thúc tại Hà Nội, Ban tổ chức sẽ tổ chức tại TP. HCM và dự định tổ chức định kỳ hàng năm.
Theo ĐTCK

Đừng vội vàng mua 'nhà giá rẻ' lúc này


"Những ai có nhu cầu mua một căn nhà để ở hãy bình tĩnh, đừng vội vàng, cơ hội đang nằm trong tay chúng ta".
Bất động sản đóng băng, rớt giá "thê thảm" như hiện tại là hậu quả tất yếu của chính sách quản lý yếu kém từ các cơ quan Nhà nước, sự phiền hà, khó khăn trong thủ tục đầu tư quá kép dài, nhiều lỗ hổng cho tham nhũng phát triển.

Hãy bình tĩnh và sáng suốt khi quyết định mua nhà vào lúc này. Ảnh minh họa: Internet

Các khoản chi trong, chi ngoài chạy dự án, tiền chênh lệch khi mua bất động sản, dòng vốn chạy vòng vèo giữa các ngân hàng với các ông chủ bất động sản thông qua sở hữu chéo ..., khiến thị trường bị bóp méo. Giá bất động sản trở thành bong bóng quá sức chịu đựng của người dân.

Ngay cả lạm phát cũng có tác động của việc giá đất tăng cao. Trong thời 'hoàng kim' chúng ta không hề thấy bất kỳ một chủ đầu tư nào nghĩ đến việc làm sao để giảm chi phí trong quá trình sản xuất ra bất động sản. Họ chỉ có các động tác thổi giá làm cho bong bóng bất động sản phình quá to vượt sức chịu đựng của người mua.

Còn hiện nay, có những nhà đầu tư lại chia nhỏ bất động sản tạo cảm giác ảo là giá rẻ.

Không còn biện pháp nào khác là phải giảm giá nhà đất thôi. Bởi việc hình thành nên giá bất động sản trong thời gian qua là vô cùng phi lí. Và những bất hợp lí đó người dân phải gánh chịu. Hậu quả vẫn tiếp tục kéo dài vì tất cả mọi nghành nghề, kinh tế xã hội đều bị ảnh hưởng của chi phí đất đai lên giá thành sản xuất.

Đây là lúc bàn tay vô hình làm công việc của nó: đưa giá cả về cân bằng cung cầu, đưa lợi nhuận khủng của các ông chủ bất động sản trở về với mức thu nhập bình quân xã hội. Chính phủ phải hỗ trợ để cho thị trường thực hiện chức năng điều tiết của nó, không được lấy tiền thuế của dân ra "cứu" các ông chủ đã no say này dưới mỹ từ "cứu thị trường bất động sản" như dự kiến thành lập công ty mua nợ xấu gây nhiều tranh cãi vừa qua.

Chỉ có vậy mới mong có một thị trường bất động sản minh bạch, khỏe mạnh, công bằng và không thất thu thuế.Thị trường bất động sản trong Nam đã có những chuyển biến rất tích cực, nhưng ở Hà Nội giá bất động sản vẫn trên trời quá, các nhà đầu tư vẫn kỳ vọng người dân tiếp tục bị lừa nữa sao?

Tôi tin rằng người dân đã tỉnh táo hơn rất nhiều khi quyết định mua nhà vào thời điểm này. Giá nhà đất Hà Nội còn giảm nữa và phải giảm sâu mới công bằng. Những ai có nhu cầu mua một căn nhà để ở hãy bình tĩnh, đừng vội vàng, cơ hội đang trong tay chúng ta.

Gần đây thấy một số ông chủ tung ra nhà gíá rẻ, tuy nhiên khi mua nhà cần rất lưu ý đến các điều khoản hợp đồng, năng lực nhà đầu tư, phải tìm hiểu kỹ về tiến độ, chất lượng, các điều khoản về thưởng phạt vi phạm tiến độ, chất lượng công trình ... Ngoài ra, cần quan tâm cả các chỉ tiêu qui hoạch của dự án để tránh bị lừa như chúng ta đã bị các nhà đầu tư lừa trước đây.

Có một điều mà mọi người thường lấy dẫn chứng để dễ dàng nhận ra vấn đề là: dân Mỹ thu nhập bình quân đầu người gấp 40 lần người Việt, trong khi giá nhà đất tại Việt Nam ngang bằng hoặc cao hơn giá nhà đất tại Mỹ.

Hãy cẩn thận với chiêu trò tung bất động sản giá thấp, vì có thể một vài nhà đầu tư nào đó chỉ thi công xong phần móng để gom tiền cứu các khoản nợ sắp đến hạn, nhằm kéo dài thời gian chờ đợi được cứu. Hãy để dự án hoàn thiện, kiểm tra chất lượng kỹ lưỡng đã. Và giá thì chỉ tiếp tục giảm thôi. Lúc đó mua vẫn chưa muộn. Đừng mua nhà trên giấy, để rồi ôm mọi rủi ro cho mình.

Bình tĩnh, sáng suốt là điều người mua nhà để ở như tôi và các bạn cần làm bây giờ
Nguyễn Hoàng - Kiều Thy

 Theo VnExpress

Cuối năm, thị trường bất động sản sẽ ra sao?

Chủ đề thu hút được quan tâm của giới đầu tư bất động sản hiện nay chính là thị trường sẽ tốt lên hay tiếp tục xấu hơn trong những tháng còn lại của năm 2012.

Hiện vẫn có nhiều ý kiến trái chiều về diễn biến của thị trường bất động sản trong những tháng cuối năm.

Kịch bản, dự báo cũng đã có nhiều, từ các chuyên gia, nhà quản lý và những người trong cuộc với nhiều quan điểm khác nhau. Nhưng có một điểm chung giữa các chủ thể nói trên chính là kỳ vọng thị trường sẽ có sự khởi sắc dần trong những tháng cuối năm, qua đó tránh được một sự đổ vỡ hàng loạt trên thị trường vốn đã kéo dài khó khăn trong suốt gần 3 năm qua.

Thị trường sẽ đi lên?


Theo nhìn nhận của các chuyên gia, từ nay đến Tết nguyên đán còn khoảng 5 tháng, khoảng thời gian đủ để các chủ đầu tư có dự án đã hoặc sắp hoàn thiện tung hàng ra thị trường, thu hút khách hàng có nhu cầu mua nhà thực sự, qua đó giúp họ vớt vát được một năm tài chính được cho là bi đát nhất trong vài ba năm trở lại đây.


Còn với những dự án dở dang, đang thiếu vốn, tình hình cũng không quá xấu như khoảng thời gian cuối năm 2011, bởi thực tế đến tháng 8, lạm phát cũng đã được coi là đảm bảo kìm giữ ở mức chấp nhận được, nên tín dụng có thể sẽ được nới lỏng nhất định, dòng vốn tín dụng, tài chính giải ngân cho nền kinh tế nói chung có thể cũng sẽ được nới hơn.


TS. Trần Kịm Chung (Viện CIEM) cho rằng, rất có thể trong những tháng cuối năm 2012, sẽ có một xung lực tốt được vận hành vào thị trường bất động sản. Nếu các điều kiện vĩ mô không xấu đi, nhiều khả năng thị trường sẽ đi lên, đặc biệt là thanh khoản ở các phân khúc nhà giá rẻ, diện tích nhỏ vừa phải.


Đặc biệt, theo quan sát của chuyên gia này, trong vòng 10 năm trở lại đây, thị trường bất động sản vẫn lên xuống theo một chu kỳ nhất định. Sau hơn 2 năm trầm lắng và có thể nói là “đã ở đáy” vào giữa năm 2012, thị trường sẽ phải đi lên theo quy luật, dẫu rằng có thể khác nhau từ địa bàn, phân khúc, loại hình hay từng doanh nghiệp cụ thể, song xu thế chung của thị trường phải tìm kiếm lối đi lên là khá rõ nét.


Tuy nhiên, trong thời gian từ nay đến cuối năm cũng là giai đoạn mang tính quyết định đối với không ít chủ đầu tư bắt buộc phải từ bỏ thị trường, bán lại dự án vốn đang phải quá lệ thuộc vào nguồn vốn từ ngân hàng, trong khi tiến độ vẫn dậm chân tại chỗ.


Tổng thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam, Phan Thành Mai cho hay, trong vòng ba quý qua, lượng hàng tồn kho các căn hộ để bán liên tục tăng do khả năng hấp thụ của thị trường tại Hà Nội và Tp.HCM chỉ khoảng 7%.


Tuy nhiên, trong khi một số chủ đầu tư đã phải hạ giá nhằm cắt lỗ, để trả lãi và gốc các khoản vay từ trước thì vẫn có một số doanh nghiệp khác thực sự có năng lực về tài chính đã bắt đầu tìm kiếm các cơ hội để đón đầu một chu kỳ mới của thị trường sau khi suy thoái. Các doanh nghiệp này hoặc đã thoát ra trước cuộc khủng hoảng của thị trường hoặc đã tiếp cận được với nguồn vốn mới trong và ngoài nước.


Theo ông Mai, thị trường bất động sản theo quy luật của tự nhiên sau một chu kỳ suy thoái sẽ tới chu kỳ phục hồi. Doanh nghiệp nào duy trì và đón đầu được các cơ hội sẽ là những doanh nghiệp thành công trong giai đoạn mới.


Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam nhìn nhận, với sự điều chỉnh linh hoạt về diện tích, giá cả của một số chủ đầu tư trong thời gian qua, từ nay đến cuối năm, thị trường sẽ có những chuyển biến nhất định vì nguyên nhân quan trọng nhất khiến cho thị trường đình trệ trong suốt thời gian dài vừa qua dường như đã được các chủ đầu tư nhận ra, đó chính là cung lệch cầu.


Muốn “ấm”, giá phải giảm nữa


Trên các diễn đàn bất động sản hiện nay, hầu hết ý kiến đều cho rằng, để người dân mạnh tay chi tiền mua nhà trong thời gian tới thì giá bán phải giảm thêm nữa, ít nhất là 20%. Bởi lẽ, hầu hết đều cho rằng, các doanh nghiệp bất động sản trong suốt thời gian dài vừa qua đã thu về những khoản “siêu lợi nhuận” từ việc bán căn hộ, lô đất với “giá trên trời”. Trên thực tế, những nhìn nhận đó ít nhiều cũng đã tác động đến tâm lý người cần mua nhà trong thời gian qua khiến cho họ vẫn lưỡng lự, nghe ngóng thị trường mà chưa vội xuống tiền.


Nói về nguyên nhân khiến thị trường trầm lắng như hiện nay, Giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội Nguyễn Thế Hùng cũng phải thừa nhận là do niềm tin vào thị trường bị giảm sút, nhiều người bắt đầu nhận ra giá bất động sản ảo và hy vọng thị trường tiếp tục giảm sâu hơn nữa mới hợp lý.


Theo ông Hùng, giá bất động sản tại các quận trung tâm Hà Nội quá cao so với mặt bằng thu nhập của người dân cũng như mức độ phát triển của nền kinh tế. Nguyên nhân là do trong nhiều năm qua, tình trạng đầu cơ, đầu tư theo phong trào, hiệu ứng dây chuyền… đã khiến giá nhà đất bị đẩy lên cao và không thể duy trì được nữa. Trong khi đó, kinh tế vĩ mô thì vẫn tiếp tục suy giảm đà tăng, lạm phát cao khiến đại bộ phận người lao động có thu nhập thấp tại các đô thị như Hà Nội, Tp.HCM không có khả năng mua nhà để ở.


Vị này nhìn nhận, nếu diễn biến nền kinh tế chưa có nhiều khởi sắc thì xu hướng giảm giá bất động sản trong năm 2012 là tất yếu, thị trường có thể tiếp tục gặp khó khăn bởi những yếu tố khách quan lẫn chủ quan của nền kinh tế.


Trong khi đó, Phó giám đốc Công ty Địa ốc Đất Lành Nguyễn Văn Đực, cho rằng, tình hình kinh tế khó khăn ít có khả năng phục hồi trong năm 2013, do đó doanh nghiệp phải tự cứu mình bằng cách chấp nhận cắt lỗ, thậm chí đến 50% để tồn tại.


Theo ông, giải pháp hữu hiệu nhất để cứu thị trường, cứu doanh nghiệp là phải giảm giá bán, bán dự án giá thấp để giải quyết triệt để hàng tồn kho. Cùng với đó, các chủ đầu tư phải cơ cấu lại, làm nhỏ sản phẩm, diện tích xây dựng, giảm tầng xây dựng, tiết kiệm tối đa chi phí thì mới mong tình hình cải thiện hơn.


Tuy nhiên, theo giám đốc một doanh nghiệp bất động sản, việc giảm giá để cứu thị trường tưởng chừng dễ nhưng lại không hề đơn giản. Bởi lẽ, theo ông, khi làm dự án, hầu hết các doanh nghiệp đã dự tính với với giá bán khá cao, lợi nhuận lớn để ngân hàng duyệt cho vay vốn lớn. Nay doanh nghiệp muốn giảm giá, bán lỗ thì ngân hàng sẽ không chấp thuận vì sẽ không đảm bảo tài sản trả nợ.


“Để giảm bớt hàng tồn kho chúng tôi đã tính đến chuyện giảm giá bán, nhưng khi Công ty công bố giảm giá bán một dự án căn hộ tại Hà Đông liền bị ngân hàng “tuýt còi” vì họ cho rằng dự án đó đã cầm cố vay tiền nên giờ là tài sản của họ. Theo ước tính của ngân hàng, với mức giảm giá, có bán hết số căn hộ cũng chưa chắc đã đủ trả nợ vay nên họ không đồng ý cho chúng tôi giảm giá”, vị này cho hay.
 

Theo VnEconomy

Miệt mài chào bán căn hộ penthouse

Căn hộ diện tích vài trăm mét vuông, đắt tiền được xây dựng trên các tầng trên cùng của dự án chung cư (penthouse), nhắm vào đối tượng khách hàng giàu có, và phần nào khẳng định đẳng cấp của dự án. Tuy nhiên, không phải dự án nào cũng có thể tìm ra khách hàng mua căn hộ penthouse.
Dự án chung cư Gold House (An Tiến) trên đường Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiểng, huyện Nhà Bè, TPHCM, nơi những căn hộ thông tầng được chào bán 10 triệu đồng/mét vuông. Ảnh Đình Dũng

Mặc dù chiếm số lượng không nhiều trong mỗi dự án nhưng nhiều chủ đầu tư đang chật vật trong việc chào bán những căn hộ có diện tích quá lớn trong tình hình hiện nay.

Lên cột điện tìm khách hàng

Thời gian gần đây, trên một số tuyến đường khu vực trung tâm TPHCM xuất hiện những tờ giấy A4 dán trên các cột đèn với nội dung rao bán căn hộ với lời quảng cáo khá hấp dẫn: Căn hộ cao cấp tại khu đô thị mới Phú Mỹ Hưng, giá bán 10 triệu đồng/mét vuông, giao nhà hoàn thiện với sàn gỗ và nội thất trị giá 100 triệu đồng.

Đây những căn hộ thuộc dự án chung cư Gold House (An Tiến) đang trong quá trình xây dựng tại xã Phước Kiểng, huyện Nhà Bè, TPHCM. Căn hộ chào bán là loại thông tầng (hai tầng), có diện tích khoảng 400 mét vuông, tức khoảng 4 tỉ đồng/căn.

Dự án này do Công ty xây dựng và phát triển nhà Hoàng Anh (HAGL Land) làm chủ đầu tư, và cũng đã bán cho nhà đầu tư thứ cấp, trong đó có Công ty Sài Gòn Mêkông. Hồi tháng 11 năm ngoái, nhà đầu tư thứ cấp đã quyết định chào bán 500 căn với giá bán hạ xuống còn khoảng 14,5 triệu đồng/mét vuông, giảm gần 4 triệu đồng so với giá bán trước đó.

"Chẻ nhỏ" tìm khách hàng

Trong khi đó tại quận 12, Công ty địa ốc Đất Lành đang làm đơn xin quận cho phép chia nhỏ diện tích những căn penthouse của các dự án chung cư Thái An thành những căn hộ diện tích nhỏ hơn để dễ bán.

Ông Nguyễn Văn Đực, Phó giám đốc công ty cho biết do nhận thấy căn hộ penhouse không thể bán được trong thời kỳ khó khăn, nên khoảng một năm trước công ty đã xin ‘chẻ’ 15 căn penthouse thành 52 căn hộ nhỏ để có cơ hội tiếp cận hơn với thị trường.

Trong khi đó tại thị trường Hà Nội, nhiều chủ đầu tư cũng như nhà đầu tư thứ cấp đang chật vật không kém trong việc tìm khách hàng cho loại hình căn hộ penthouse.

Thực tế cho thấy nhiều nhà đầu tư thứ cấp đang chào bán những căn hộ penthouse với giá thấp hơn so với thời điểm mua vào vài năm trước đó. Theo ông Trần Như Trung, Giám đốc bộ phận nghiên cứu và tư vấn Công ty Savills Việt Nam, thì đó là những hệ quả sau một quá trình đầu cơ khi thị trường nóng sốt.

Từ chỗ phải nhờ những mối quan hệ ngoại giao mới có thể sở hữu những căn hộ diện tích lớn thì nay những người có nhu cầu có thể dễ dàng tìm kiếm cơ hội sở hữu những căn hộ loại này đang chào bán với nhiều mức giá khác nhau.
Mẩu quảng cáo bán căn hộ thông tầng dự án Gold House (An Tiến) trên đường Nguyễn Hữu Thọ, xã Phước Kiểng, huyện Nhà Bè, TPHCM. Ảnh: Đình Dũng

Chẳng hạn như tại khu vực quận Tây Hồ căn hộ penthouse dự án E1 Ciputra có diện tích 230 mét vuông được chào bán với giá khoảng 10 tỉ đồng/căn; khu vực quận Thanh Xuân có dự án Hapulico chào bán penthouse với mức giá khoảng 31 triệu đồng/mét vuông; hay khu vực quận Hà Đông có dự án CT3 Văn Khê chào bán căn hộ 350 mét vuông với giá khoảng 6,5 tỉ đồng. Thậm chí, penthouse thuộc sự án CT6 Xa La cũng tại quận Hà Đông được chào bán với mức giá 14,5 triệu đồng/mét vuông, mức giá tương đương với giá căn hộ tại một vài dự án khác.

Đó là chưa kể, lượng căn hộ penthouse sẽ được đưa ra thị trường thời gian tới khi nhiều dự án như Hồ Gươm Plaza, Sky Garden và Tricon Towers đang trong quá trình xây dựng cũng có loại hình căn hộ này.

Một nhà đầu tư thứ cấp đang chào bán căn hộ penthouse thuộc dự án Packerxim Phú Thượng Tây Hồ với mức giá khoảng 25 triệu đồng/mét vuông cho biết nhờ suất ngoại giao đã giúp anh mua một căn hộ diện tích hơn 200 mét vuông tại dự án này. Tuy nhiên, khi thị trường bất động sản bắt đầu có dấu hiệu khó khăn, anh đã chào bán căn hộ nhằm chuyển đổi hình thức đầu tư, thế nhưng dù đã chào bán khá lâu nhưng căn penthouse của anh vẫn chưa được đổi chủ.

“Vẫn có những mối quan tâm, nhưng sự cân nhắc của khách hàng càng kỹ tính hơn khi thị trường trở nên khó khăn hơn”, nhà đầu tư thứ cấp này nói. Chấp nhận bán lỗ để mong có thể bán được căn penthouse đã trót đầu tư dù trước đó phải “may mắn” lắm mới có thể mua được.

Một người đang sở hữu căn hộ penthouse thuộc dự án CT3 Văn Khê cho biết khó khăn về tài chính, cộng với việc muốn rút khỏi thị trường đang đặt ra áp lực phải bán bằng được căn hộ cho dù đã chịu lỗ 1 - 3 triệu đồng/mét vuông so với thời kỳ đầu tư cách đây ba năm.

Ông Đào Ngọc Thanh, Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Việt Hưng (Vihajico), cho rằng hiện tạicăn hộ penthouse hiện đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng chung của thị trường.

Ngoài ra, với tập quán chuộng nhà có đất, nhiều người vẫn thích lựa chọn không gian riêng biệt của một biệt thự riêng, thay vì chọn một căn hộ thông tầng thuộc một dự án với số tiền đầu tư bỏ ra là ngang nhau, thậm chí còn lớn hơn.

Ông Trung của Savills cho rằng cũng đã đến lúc phải thay đổi cách làm cũ - một cách làm thiếu tính toán, chỉ hướng đến người đầu cơ thay vì người tiêu dùng. Quá trình điều chỉnh có thể sẽ diễn ra trong một thời gian dài nhưng nên bắt đầu từ thời điểm này, thay vì bàn đến chuyện bao giờ thị trường phục hồi.
Theo TBKTSG

Dự án căn hộ: xin nhiều, hoàn thành chưa bao nhiêu

Có đến cả ngàn dự án căn hộ chung cư xin phép xây dựng trên địa bàn TPHCM và khi hoàn thành sẽ cung cấp cho thị trường hàng trăm ngàn căn hộ, song số lượng dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng cho tới thời điểm này chưa được bao nhiêu.

Theo số liệu của Sở Xây dựng TPHCM, hiện trên địa bàn thành phố có 1.166 dự án với tổng diện tích đất đất được quy hoạch là 13.765 héc ta, và khi các dự án này hoàn thành sẽ cung cấp cho thị trường khoảng 381.350 căn hộ.

Tuy nhiên, tới thời điểm này mới có 195 dự án đã hoàn thành, chiếm chưa đầy 17% trong tổng số các dự án. Các dự án đang triển khai chiếm phần lớn, với 815 dự án, trong đó có 158 dự án đang thực hiện thủ tục đầu tư và điều chỉnh dự án. Số dự án chưa triển khai là 122, và tạm ngưng là 14.

Kết quả khảo sát tình hình thực hiện các dự án bất động sản trên địa bàn thành phố do Sở Xây dựng thực hiện cho thấy nhiều dự án chậm tiến độ so với thời hạn trong quyết định phê duyệt hay trong quyết định giao đất.

Bên cạnh nguyên nhân thị trường bất động sản ảm đạm kéo dài còn có những lý do khác khiến việc triển khai chậm trễ như bồi thường giải phóng mặt bằng, thủ tục đầu tư và thậm chí cả việc chủ đầu tư hết vốn.

Phát biểu tại buổi hội thảo chủ đề tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp phát triển nhà ở nhằm khơi thông nguồn vốn và phát triển ổn định thị trường nhà ở do Sở Xây dựng TPHCM tổ chức ngày 25-9, ông Nguyễn Thành Tài, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND TPHCM, cho rằng chiến lượt kinh doanh của doanh nghiệp không phù hợp cộng với phân khúc nhà ở không phù hợp, không đảm bảo sự cân đối cung cầu là nguyên nhân đưa thị trường bất động sản sa vào tình trạng trì trệ như hiện nay. Bên cạnh đó, khâu quy hoạch, chính sách, quy định và quản lý cũng có nhiều mặt không phù hợp với điều kiện đô thị của thành phố.

Ông Tài cho rằng phát triển bất động sản cần nguồn vốn lớn để đầu tư, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp có vốn quá ít, còn lại phải dựa vào nguốn vốn vay ngân hàng và trông chờ vào sự góp vốn của cá nhà đầu tư. Điều này đã đẩy nhiều doanh nghiệp vào cảnh không thể xoay sở được khi thị trường mất thanh khoản.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch hiệp hội bất động sản TPHCM, cho rằng bên cạnh yếu tố vốn, doanh nghiệp bất động sản còn phải chống chọi với những khó khăn khác mà hệ lụy là từ chính sách, quy định về giải phóng mặt bằng, tiêu chuẩn diện tích căn hộ, tiền sử dụng đất… Do vậy phải có cách tháo gỡ các nút thắt ấy thì mới mong thị trường ấm trở lại.

Ông Nguyễn Thanh Toàn, phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc TPHCM, cho biết qua kết quả khảo sát cho thấy để giảm bớt khó khăn, một số dự án xin điều chỉnh giảm tầng và diện tích căn hộ từ lớn xuống nhỏ hơn cho phù hợp với nhu cầu thị trường.

Hiện các dự án được xây dựng theo tỷ lệ 1-2-1 (25% căn hộ diện tích nhỏ, 50% căn hộ diện tích trung bình, 25% căn hộ diện tích lớn). nhiều doanh nghiệp cho rằng quy định này hiện nay không còn phù hợp với điều kiện thị trường.

Theo ông Toàn, diện tích căn hộ bao nhiêu nhà nước không nên can thiệp, hãy để doanh nghiệp tự quyết định cho dự án của mình cho phù hợp với điều kiện thực tế.
Theo TBKTSG

Thị trường bất động sản: Giải cứu doanh nghiệp hay người mua?

Trước tình trạng thị trường bất động sản (BĐS) đóng băng khiến nhiều doanh nghiệp (DN) trong lĩnh vực này lâm cảnh khó khăn chồng chất về vốn, hôm qua (25/9), hội nghị về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các DN phát triển nhà ở nhằm khơi thông nguồn vốn và phát triển ổn định thị trường nhà ở trên địa bàn TP.HCM đã được Sở Xây dựng TP.HCM tổ chức.

Theo Sở Xây dựng, trong số 34 dự án được cơ quan này khảo sát, tình trạng tồn kho chiếm tỷ lệ gần 33% với khoảng 1.000 căn hộ. Tỷ lệ vốn vay của những dự án này chiếm đến 36% với hơn 1.000 tỷ đồng, trong khi lãi suất ở mức khá cao (18%). Với tình hình này, Sở Xây dựng đề xuất Nhà nước nên tạo điều kiện để DN BĐS cũng như người dân tiếp cận vốn ngân hàng với lãi suất khuyến khích ở mức 12 - 13%. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng Giám đốc Công ty Berjaya Việt Nam, giải pháp bơm tiền để cứu các DN BĐS là không phù hợp trong tình trạng thị trường trì trệ mà DN thì nợ đầm đìa như hiện nay. Cứu DN BĐS có nghĩa là vẫn tăng nguồn cung và người có nhu cầu thì vẫn không mua được nhà.
Ảnh minh họa: Tuổi Trẻ

Do đó, theo ông Nam, cách giải cứu tốt nhất cho thị trường BĐS hiện nay là giải cứu người mua. Nhà nước có thể hỗ trợ lãi suất thật thấp cho người có nhu cầu thực sự mua nhà với thời gian 10 - 20 năm. Ông Nam đề nghị cách thực hiện là người có nhu cầu chỉ cần chọn nhà, sau đó Nhà nước sẽ trả cho chủ dự án hoặc cấn trừ thẳng vào khoản nợ mà DN đó đang nợ ngân hàng.

Bên cạnh đó, Nhà nước nên giảm thuế thu nhập bán nhà xuống để kích cầu thị trường. Ngoài ra, hệ thống ngân hàng nên tiếp tục cho vay mua BĐS. Trong đó, những trường hợp mua nhà với nhu cầu để ở thì lãi suất phải được tính toán theo hướng giảm thấp nhất cho người dân. Về giá BĐS trong thời điểm hiện nay, ông Nam cho rằng, “nhiều dự án đang giảm khá nhiều nhưng chưa chắc đã rẻ, bởi trước đây giá của nó được đẩy lên quá cao. Chuyện bắt đáy giá BĐS là không tưởng trong tình trạng hiện nay, vì tình trạng DN chấp nhận lỗ để đẩy hàng đang diễn ra khá phổ biến. Nếu mua nhà để ở thì đây là giai đoạn rất tốt về giá cũng như những ưu đãi kèm theo của chủ dự án”.
Theo PNO

Doanh nghiệp bất động sản tìm lối thoát… lạ

Để thoát khỏi khó khăn, thay vì bán dự án, một số DN BĐS đã dồn hết nguồn lực để hoàn thiện dự án sớm hơn kế hoạch, nhằm tạo uy tín với khách hàng.
Nguyên nhân chính khiến các khu đô thị bị bỏ hoang hiện nay là do dự án thiếu hạ tầng xã hội và hệ thống dịch vụ

Khó khăn vì thị trường mất thanh khoản kéo dài, nhiều doanh nghiệp bất động sản thời gian qua phải rao bán dự án để thu hồi vốn. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp lại coi việc cơ cấu lại nguồn hàng, thực hiện tốt các dự án đang triển khai hoặc trở lại hoàn thiện dự án đã bán như một lối thoát lâu dài.

Khoảng một năm trước đây, khi giới chuyên gia BĐS đưa ra nhận định về hoạt động mua bán sáp nhập (M&A) dự án BĐS sẽ gia tăng, nhiều doanh nghiệp dù rất khó khăn, nhưng không mấy ai nghĩ đến việc phải bán dự án.

Đến thời điểm hiện tại, do quá khó khăn, nhiều doanh nghiệp đã phải công khai hoặc ngấm ngầm rao bán dự án. Tuy nhiên, những thương vụ M&A thành công thời gian qua không nhiều, do nhiều chủ dự án đưa ra giá chào bán quá cao.

Ông Nguyễn Đức Cây, Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư phát triển nhà Constrexim (Constrexim-Hod) cho rằng, trong bối cảnh khó khăn, việc bán dự án cũng là một lối thoát. Thế nhưng, với những doanh nghiệp muốn làm ăn lâu dài trong lĩnh vực BĐS, càng trong lúc khó khăn, họ càng phải thực hiện tốt dự án đang triển khai. Thậm chí, doanh nghiệp phải chấp nhận chịu thiệt để đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện dự án, bởi nhu cầu về chỗ ở vẫn có. Vì thế, nếu làm tốt dự án trong lúc này, khách hàng sẽ tin tưởng và doanh nghiệp sẽ thu được hiệu quả tại những dự án tiếp theo.

Cũng theo ông Cây, bản thân Constrexim-Hod thời gian qua cũng rất khó khăn, nhưng Công ty vẫn quyết tâm đẩy mạnh Dự án Green Park Tower (Cầu Giấy, Hà Nội) và sẽ bàn giao nhà hoàn thiện cho khách hàng sớm hơn từ 3 - 5 tháng so với dự kiến. Quyết tâm này thể hiện Constrexim-Hod muốn đi đường dài trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh BĐS.

Trao đổi với ĐTCK, ông Nguyễn Văn Kha, Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển đô thị Từ Liêm cho rằng, từ nay đến năm 2013, sẽ có rất nhiều doanh nghiệp BĐS biến mất trên thị trường. Thực trạng này là hậu quả của thời kỳ doanh nghiệp đua nhau làm BĐS. Thậm chí, rất nhiều doanh nghiệp có lượng vốn chỉ từ 5 - 20 tỷ đồng cũng đầu tư dự án BĐS. Trong bối cảnh thị trường mất thanh khoản kéo dài, việc huy động vốn trên giấy trong thời điểm này là bất khả thi, vì thế, nhiều doanh nghiệp nhỏ chỉ còn nước bán dự án.

Cũng theo ông Kha, trong khi phần lớn doanh nghiệp BĐS đều gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp muốn làm ăn lâu dài trong lĩnh vực BĐS đã phải cơ cấu lại sản phẩm. Đặc biệt, một số doanh nghiệp BĐS muốn xây dựng uy tín và muốn bán được hàng tại các dự án đang triển khai có xu hướng trở lại hoàn thiện dự án mình đã làm, đã bàn giao cho khách hàng trước đó. Thậm chí, một số chủ đầu tư có dự án đã hoàn thiện nhưng ít cư dân chuyển đến sinh sống phải tìm nhiều cách khác nhau để thu hút khách hàng chuyển về sinh sống như một cách làm thương hiệu để bán hàng trong các dự án doanh nghiệp đang triển khai.

Dự án Khu đô thị Văn Phú do CTCP Đầu tư Văn Phú (Văn Phú Invest) làm chủ đầu tư, sau hơn 2 năm bàn giao nhà, nhưng phần lớn dự án vẫn bị bỏ hoang, khiến uy tín doanh nghiệp bị ảnh hưởng. Vì thế mới đây, Văn Phú Invest đã phải đẩy mạnh hoàn thiện và bàn giao hệ thống các trường học công lập, hệ thống công viên, sân chơi thể thao trong Khu đô thị. Nhờ hệ thống cơ sở hạ tầng xã hội hoàn thiện, khu đô thị này đã thu hút được nhiều khách hàng đến sinh sống.

Theo TS. Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng Hội xây dựng Việt Nam, nguyên nhân chính khiến các khu đô thị bị bỏ hoang hiện nay là do dự án thiếu hạ tầng xã hội và hệ thống dịch vụ. Thực trạng dự án bị bỏ hoang, đã làm mất uy tín nghiêm trọng chủ đầu tư, dẫn tới việc doanh nghiệp khó bán được hàng tại các dự án đang triển khai.

Vì thế, muốn bán được hàng và muốn thoát khỏi khó khăn TS. Phạm Sỹ Liêm cho rằng, doanh nghiệp không thể làm ăn chụp giật, chỉ chú trọng bán nhà mà không quan tâm đến điều kiện sống của cư dân. “Dẫn chứng là trong bối cảnh thị trường BĐS vẫn đang khó khăn, các dự án có hạ tầng xã hội, dịch vụ hoàn thiện và người dân có thể sinh sống, dù giá đắt vẫn có người mua”, ông Liêm nói.

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

Nhà đầu tư nhỏ rút khỏi thị trường chung cư

Chịu sức ép từ động thái bán tháo căn hộ của doanh nghiệp và đơn vị mua sỉ, nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ tại TP HCM và Hà Nội cũng bấm bụng giảm giá chung cư để rút khỏi thị trường.

Thị trường căn hộ TP HCM chưa thoát khỏi vận đen. Ảnh: Vũ Lê

Cố cầm cự từ đầu năm đến quý 3/2012 và không còn khả năng tiếp tục "ôm" hàng, ông Ngô Thành Hãn đành hạ giá một sàn căn hộ chung cư tại quận Thủ Đức (TP HCM). Nhà đầu tư này bộc bạch: "Tôi lỗ 10-15% mỗi căn và chấp nhận thương lượng đến 20% để đẩy hàng đi. Trước đây mua sỉ được giá hời, ai ngờ bây giờ lại phải bán tháo để thu hồi tiền mặt". 

Ông Tạ Văn Quang cũng vừa bán xong căn hộ hoàn thiện tại dự án chung cư thuộc khu biệt thự Tấn Trường, Nam Sài Gòn với giá dưới vốn 1,5 tỷ đồng. Cuối năm 2010, ông mua căn hộ 2 phòng ngủ này với giá gần 1,6 tỷ đồng, nội thất 200 triệu nữa, vị chi cả suất đầu tư xấp xỉ 1,8 tỷ đồng. Dự tính sẽ bán lại ăn chênh lệch nếu chưa có khách thì cho thuê, song thị trường mỗi lúc một xấu, ông không thể chờ thêm. 

"Tiếc rẻ suất đầu tư này nhưng trong lúc cần vốn gấp, vay ngân hàng lại khó khăn, tôi đành chịu lỗ 300 triệu đồng để thu hồi tiền mặt giải quyết việc làm ăn", ông tâm sự. 

Tình hình tại Hà Nội cũng không khá hơn là bao. Anh Nguyễn Văn Huy vừa bán một căn hộ ở tầng 12, diện tích 110 m2 tại khu đô thị Trung Văn với giá 21,5 triệu đồng một m2. Chỉ cần đóng nốt 10% là được nhận nhà, anh vẫn phải bán vì không thể vay thêm được tiền, và chấp nhận lỗ hơn 800 triệu đồng. Nhà đầu tư này chia sẻ, anh mua căn hộ đúng thời điểm sốt năm 2010 với giá 29 triệu đồng một m2 và định khi giá lên sẽ bán. Sau đó thị trường gặp “sóng gió” nên giá giảm dần mà vẫn không có khách mua. Trên thị trường, căn hộ ở CT3 Khu đô thị Trung Văn đang được rao bán với mức giá dao động 24-26 triệu đồng một m2.

Cuối năm 2010, vợ chồng anh Hoàng Văn Bình, Cầu Diễn, Từ Liêm bán mấy mảnh đất ông bà cho ở quê và mang tiền lên Hà Nội để làm ăn. “Lúc đó thấy không làm gì lãi bằng buôn đất nên vợ chồng tôi gom hết tiền đầu tư mua một căn hộ hơn 80 m2 ở khu đô thị Mễ Trì Thượng. Tôi nghĩ khu này gần Trung tâm hội nghị quốc gia sẽ có tương lai”, anh Bình kể.

Mua xong thì thị trường đi xuống, không bán được, để lâu giá càng giảm nên 2 vợ chồng anh đành bán cắt lỗ. Nhà đầu tư này mua căn hộ lúc giá cao ngất ngưởng 29 triệu đồng một m2, nay bán 21 triệu đồng. Tổng suất đầu tư anh chịu lỗ trên 600 triệu.
Thị trường chung cư Hà Nội ảm đạm và chịu áp lực bán tháo trong tháng cô hồn. Ảnh: Hoàng Lan
Chị Đỗ Minh Hồng, nhà đầu tư cho biết chị vừa bán một căn hộ ở dự án nằm trên trục đường Lê Văn Lương kéo dài. Do cần tiền gấp nên không chỉ bán căn hộ với giá thấp hơn thị trường 3 triệu đồng một m2 mà chị Hồng còn tặng khách mua 2% phí bảo trì nhà mà chị đã đóng. “Ở thời điểm này để tìm được một khách mua sẵn sàng chồng tiền đủ không phải là dễ nên chấp nhận lỗ vẫn hơn là chôn tiền ở đó không biết lúc nào mới bán được nhà”, chị Hồng chia sẻ.

Trên các trang web, nhiều nhà đầu tư rao bán đại hạ giá bất động sản, sẵn sàng “gia lộc” cho khách 30 triệu đồng kèm bao phí sang tên. 

Không ồn ào giảm giá như một số chủ đầu tư hay các đơn vị mua sỉ bán tháo căn hộ, những nhà đầu tư nhỏ lẻ chọn cách âm thầm hạ giá, đẩy hàng đi nhằm cắt lỗ. Chưa kể đến khoản thuế thu nhập cá nhân từ giao dịch nhà đất, nhà đầu tư nhỏ lẻ đang phải đẩy hàng đi với mức lỗ trung bình 15-25% tùy sản phẩm. 

Thống kê của Công ty CBRE, tính đến cuối tháng 8, TP HCM có hơn 18.000 căn hộ còn tồn đọng, sức mua của thị trường căn hộ giảm mạnh và chỉ có phân khúc giá rẻ thu hút sự quan tâm của khách hàng. Nhiều nhà đầu tư thứ cấp hay những người đầu cơ bị ảnh hưởng mạnh bởi kinh tế suy thoái đã phải giảm giá 25% nhằm tạo tính thanh khoản cho tài sản. 

Tổng giám đốc Công ty Techcomreal, Nguyễn Xuân Lộc cho biết: "Lúc này nhà đầu tư nhỏ lẻ chịu áp lực cắt lỗ rất lớn do sức ép từ đợt xả hàng tồn, đại hạ giá căn hộ vừa qua". Theo ông Lộc, trong thời gian tới, nhiều khả năng làn sóng giảm giá của nhà đầu tư thứ cấp lại tiếp tục tái diễn khi thị trường căn hộ chưa thể có chuyển biến tích cực. 

Trong khi đó, Cố vấn cấp cao của Bộ Tài nguyên Môi trường Đặng Hùng Võ phân tích: "Nhà đầu tư trót ôm nhiều căn hộ gặp đúng thời điểm thị trường đi xuống trong thời gian dài chắc chắn khó tránh cảnh đại hạ giá để đẩy hàng đi. Lúc này buộc phải chấp nhận lỗ nặng". 

Ông Võ cho rằng chung cư chịu áp lực bán tháo mạnh hơn các phân khúc khác vì giá trị không quá cao so với đất nền hay biệt thự. Trước đây chung cư được gắn mác cao cấp, chủ đầu tư đua nhau nâng giá, vượt quá khả năng chi trả của nhiều người dân nên nay phải dần trả về giá trị thực.

Theo ông Võ, không nên đặt nặng chuyện bán tháo bởi đó là cách làm thông minh, trong bối cảnh địa ốc khó khăn. "Nếu tiếp tục giữ giá cao, những nhà đầu tư sẽ phải chịu áp lực trả lãi ngân hàng. Trong khi đó, nếu hạ giá, có thể đẩy được hàng nhanh hơn. Thanh khoản của thị trường nhờ đó cũng được cải thiện", ông nói. 

Nhóm phóng viên
* Tên nhân vật đã được thay đổi

Chiêu câu khách của môi giới thời địa ốc ế ẩm

Đang có nhu cầu mua nhà để ở, chị Hà Thanh mừng như bắt được vàng khi thấy dòng quảng cáo bắt mắt trên một diễn đàn "Chung cư CT2 Cổ Nhuế, chung cư Hoàng Quốc Việt, giá 450 triệu đồng".

Trong khi giá chung cư ở Hà Nội mức giá 600 triệu đồng được coi là rẻ hiếm có trên thị trường thì dòng quảng cáo "giá 450 triệu đồng" đã kích thích trí tò mò của chị. Sau khi đọc một hồi quảng cáo dài dòng về sự chuyên nghiệp của chủ đầu tư cùng vị trí thuận lợi của dự án, chị Thanh mới ngã ngửa người khi biết giá mỗi căn hộ tới 23,5 triệu đồng mỗi m2. "Hóa ra giá tiền 450 triệu đồng quảng cáo chỉ là số tiền tương ứng với tiến độ đóng 20% đợt đầu", chị Thanh bực mình nói.
Quảng cáo lập lờ này khiến nhiều thành viên bất bình. Nickname chuot_84 ngao ngán: "Em cứ tưởng 450 triệu thật, hóa ra mới được 20%, chán". Một số khác bộc lộ quan điểm "rất ghét kiểu giật tít lừa đảo này" và hình thức quảng cáo lập lờ trên diễn đàn thế này "cần loại bỏ".
Theo Sở Xây dựng, hiện có khoảng trên 200 sàn không có giao dịch thành công. Ảnh: Hoàng Lan
Cũng trong tình cảnh tương tự, chị Ngọc Mai hí hửng khi đọc được dòng quảng cáo nhà ở 36 m2 tại phố Trần Khát Chân (Hà Nội) có giá 700 triệu đồng. Đến khi gọi điện hỏi vòng vèo một hồi, chủ nhà mới tiết lộ: "Nhà 3 tầng, mỗi tầng chỉ có 12 m2 và đương nhiên không có sổ đỏ". Theo chị Mai, chủ nhà đã cố tình lập lờ không nói rõ diện tích cụ thể để câu khách hàng bởi theo quy định, nhà riêng lẻ dưới 30 m2 không được cấp sổ đỏ.

Trong bối cảnh địa ốc ế ẩm như hiện nay, môi giới phải bày ra trăm mưu nghìn kế để thu hút khách hàng. Kể từ cuối tháng 4/2011, thị trường rơi vào trạng thái trầm lắng ở hầu hết phân khúc nên lợi nhuận môi giới giảm mạnh. Theo báo cáo tình hình hoạt động của thị trường bất động sản của Sở Xây dựng Hà Nội, từ năm 2011 đến tháng 6 năm nay, trong số 500 sàn giao dịch địa ốc, có tới 122 sàn ngừng hoạt động, trên 200 sàn không có giao dịch thành công, số còn lại có lượng khiêm tốn giao dịch.

Một lãnh đạo Tổng hội Xây dựng Việt Nam đánh giá, bản chất của bất động sản Việt Nam là một thị trường không hoàn hảo, môi giới là người nắm nhiều thông tin nhất. Khi các môi giới liên kết lại với nhau, họ sẽ tạo ra một mạng lưới thông tin dày đặc và dễ dàng thao túng thị trường. Theo ông, người môi giới phải đứng trung gian khách quan, không cấu kết với bên nào để đảm bảo thị trường minh bạch, tuy nhiên ở Việt Nam, điều này chưa làm được.

Chị Hồ Thị Phương, làm việc tại một công ty truyền thông cho hay, chị suýt trở thành nạn nhân bị môi giới lừa. Sau khi mỏi mắt tìm kiếm trên các diễn đàn, chị ưng một căn hộ tái định cư ở Nam Trung Yên rộng 47 m2 với giá 30,5 triệu đồng mỗi m2, tuy nhiên chị đã mặc cả được xuống còn 28 triệu đồng. Sau khi gọi điện cho "cò" đất chốt thời gian, địa điểm, chị đến căn hộ xem. Bất ngờ nhất là khi đến nơi, chị bị một khách mua khác nẫng tay trên, trả đúng mức giá 30,5 triệu đồng làm chị tiếc ngẩn ngơ.

"Tuy nhiên, chỉ vài hôm sau, người môi giới gọi điện lại cho tôi bảo người khách kia đã không lấy nữa và nếu có nhu cầu mua, anh ta sẽ bán lại với giá đúng bằng 30,5 triệu đồng", chị cho biết. Theo chị Phương, thực chất, việc bị nẫng tay trên chỉ là "động tác giả" mà vị khách kia là diễn viên còn môi giới đóng vai trò đạo diễn. "Họ cố tình tạo tình huống tâm lý để ép khách mua với giá cao", chị nói.

Ảnh: Hoàng Lan
Thị trường địa ốc trầm lắng hơn một năm nay. Ảnh: Hoàng Lan.
Để kích cầu và gây sốc cho khách hàng, không ít môi giới còn trưng biển quảng cáo khống trên các diễn đàn. Đơn cử, một căn hộ ở khu vực Hà Đông (Hà Nội) rao hạ giá 12% nhưng thực chất mức giá được chiết khấu là chưa tính VAT và phí bảo trì. "Thực ra giá vẫn là 17-18 triệu đồng mỗi m2 nhưng buộc phải rao xuống còn 15,3 triệu đồng để khách hàng quan tâm. Điều quan trọng là phải thu hút khách hàng quan tâm đến dự án, rồi dần dần thuyết phục họ mua sau", một môi giới tiết lộ.

Ông Lê Xuân Trường, Giám đốc Công ty Bất động sản BDS cho hay, đúng là có hiện tượng một số môi giới đưa thông tin không chính xác vì mục đích tư lợi riêng. Thực chất, môi giới ở Việt Nam nhìn chung còn thiếu chuyên nghiệp và hoạt động mang tính chất chộp giật, số đông còn tự phát, thiếu chuyên nghiệp. Tuy nhiên, theo ông Trường, khách hàng cũng rất nhiều người "quái". Bản thân ông đã chứng kiến nhiều trường hợp khách hàng sau khi có được thông tin đã qua mặt môi giới để quỵt tiền.

"Nhiều người có suy nghĩ sai lầm rằng môi giới "chỉ trỏ" một tí đã thu rất nhiều tiền mà không biết rằng để có thể có được thông tin thì môi giới cũng phải đầu tư rất nhiều chi phí, công sức", ông nói.

Mặc dù còn nhiều nhược điểm song theo ông Trường, không thể phủ nhận vai trò quan trọng của môi giới bởi họ là người nắm nhiều thông tin. Bên cạnh các trường hợp nhỏ lẻ, chộp giật thì cũng đã có nhiều cá nhân, đơn vị xác định môi giới, tư vấn bất động sản là nghề nghiệp lâu dài. "Thực tế, họ vẫn nỗ lực làm việc, nâng cao trình độ chuyên môn nhằm mang lại lợi ích nhiều hơn cho khách hàng và từ đó có thể phát triển nghề nghiệp vững chắc hơn. Những người này đáng được tôn trọng, bởi vậy khi đánh giá môi giới cần công tâm", ông nói.

Hoàng Lan

Bán đất Dự Án Hoàng Anh Gia Lai - Minh Tuấn

Dự án Hoàng Anh Gia Lai - Minh Tuấn mở bán đất nền nhà phố, biệt thự DT 5x20, 5x25, 10x25, vị trí mặt tiền đường Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B, Quận 9, đối diện trung tâm thể dục thể thao sân Gol Rạch Chiếc.

Giá gốc chủ đầu tư từ: 11.7tr đến 12.5tr/m2

Phương thức thanh toán linh hoạt.



LH: 0937132049


http://b1truongsa.com/viewdetail.aspx?id=6966 






 

Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2012

NC Nguyễn Thiện Thuật F3 Q3, 3,2 x 12 gác suốt

NC  Nguyn Thin Thut F3 Q3  3,2 x 12 gác sut . Hm rng , sch đp , an ninh , gn ch , trưng cp 1,2,3 . Thun tin cho gia đình có nhu cu đ .
 
Gía cho thuê : 6.5tr /tháng . 

LH : 0938118249

Cho thuê chung cư Phạm Viết Chánh; 67m2, 2PN: 9tr/tháng



Cho thuê căn h s 10.05 chung cư Phm Viết Chánh, DT: 67m2, 2P, PK, bếp, lu cao view đp, nội tht đy đ máy lnh, máy git, tivi, t lnh, gần trung tâm Tp. Hồ Chí Minh, đi vào Q1 ch 5 phút, cách đường Nguyễn Hữu Cảnh và cu Th Nghè 500m,  thun tin đi các quận khác của Tp, khu vực an ninh, sch s, thoáng mát nhiu ngưi nưc ngoài .

Giá thuê:9tr (450usd )

LH: 0937132049

Cho thuê căn hộ Phú Hoàng Anh 2PN, 2wc; 9tr/tháng


Cho thuê căn hộ Phú Hoàng Anh 2PN, 2wc giá 450USD


Cho thuê căn hộ Phú Hoàng Anh mặt tiền Nguyễn Hữu Thọ Nhà Bè, Căn hộ mới ở liền kề Phú Mỹ Hưng, trang trí đẹp, giao thông thuận tiện (gần trung tâm Tp hơn Phú Mỹ Hưng), nhiều tiện ích, giá cả hợp lý ...

Diện tích: 88 m2. 1 phòng khách, 2 phòng ngủ, 2 phòng tắm, nhà bếp.

Đầy đủ tiện nghi : Internet, tầng hầm đậu xe, truyền hình cáp. Sàn gỗ và đá sang trọng,phòng khách thoáng mát, không gian yên tĩnh.

Tiện ích: hồ bơi, công viên, nhà hàng, phòng tập đa năng, siêu thị, thang máy, Video door phone, an ninh 24 / 7. Ban công nhìn về hồ bơi, sông,... 5 phút đi bằng xe máy để về quận 1, 2 phút tới siêu thị Lotte.

Giá cho thuê 9tr/tháng

Liên hệ: Nguyễn Đình Lý

ĐT: 0937132049 


Cho thuê căn hộ Copac Square; 2PN, 2wc

Cho thuê căn hộ Copac Square Địa chỉ: 12 Tôn Đản, Quận 4, Tp. HCM.
Vị trí trung tâm Tp cách Quận 1 chỉ 1km, ngay cảng Sài Gòn.
View sông Sài Gòn tuyệt đẹp, lầu cao.
Diện tích sử dụng: 78m2, gồm 2 phòng ngủ, 2 WC, nội thất đầy đủ.

Giá cho thuê: 12tr/tháng
Liện hệ

Nguyn Đình Lý
Chuyên dch v quản lý, môi giới cho thuê nhà, căn h, phòng tr
Thiết kế - Trang trí nội thất - Xây dựng dân dụng (biệt thự, nhà phố, nhà xưởng, …)
Điện thoại:  0937132049


Thứ Bảy, 1 tháng 9, 2012

Đây không phải là thời kinh doanh bất động sản


Trong một hội nghị đầu tư 2012 mới đây được tổ chức ở cả TPHCM lẫn Hà Nội, các chuyên gia cả trong nước và nước ngoài đều đưa ra những nhận định giật mình về thị trường BĐS, ví như trong vòng 2 năm tới, đa số các Cty BĐS sẽ bị phá sản, hay có thể 5 năm nữa thị trường BĐS mới phục hồi... khiến các NĐT hoang mang.

Quả thực, hiện các DN BĐS Việt Nam đã đứng trước những rủi ro lớn. Hệ số nợ/vốn chủ sở hữu của các Cty BĐS Việt Nam là 120%, so với mức trung bình 45% của DN cùng nghề trong khu vực Đông Nam Á. Đồng thời, hệ số nợ/lợi nhuận trước thuế và lãi vay của một số DN ngành này đã ở mức 10 lần như các DN Phát Đạt, Sacomreal, Quốc Cường Gia Lai, Đầu tư Kinh Bắc...

Trong khi đó, rủi ro phá sản nếu thị trường diễn biến xấu với chỉ số này là khoảng 6 lần. Từ thực trạng này, nhiều chuyên gia đã đưa ra khuyến cáo: Các DN lỡ dính vào BĐS cần phải rút nhanh ra khỏi thị trường này. Thậm chí, có chuyên gia còn cho rằng, phải giảm giá bán thêm 50% nữa để bằng với mức giá chung của các nước châu Á.

Còn theo ông Townsend – TGĐ CBRE thì để giải phóng hàng tồn, các chủ đầu tư cần phải bán tháo. “Tại Bangkok có nhiều dự án phải treo với thời hạn lên đến 10 năm và các dự án của Việt Nam cũng có thể rơi vào hoàn cảnh tương tự. Tôi nghĩ rằng cách để chủ đầu tư BĐS thoát nhanh khỏi các dự án là treo biển bán tháo và bán càng nhanh càng tốt”, ông Townsend nói.

Tuy nhiên, không phải dễ dàng để bán tháo. Rất nhiều chủ dự án ở Việt Nam vẫn còn nặng tâm lý “bán là thất bại” hay mất thể diện, nên chưa thực sự thoải mái khi tiếp xúc với các nhà đầu tư, các quỹ đầu tư hay các đơn vị môi giới. Vì thế, cách cuối cùng để thoát khỏi thị trường hiện nay là không làm gì cả. “Hãy đi du lịch hoặc chơi golf. Thời gian này là không thuận lợi để kinh doanh BĐS và chắc chắn lợi nhuận cũng không còn cao”, ông Townsend bông đùa.

Những nhận định của ông Townsend có chuẩn xác hay không thì còn phải chờ thời gian trả lời. Tuy nhiên, điều ai cũng thấy đây là hệ lụy của một thời giá BĐS bị đẩy cao vô tội vạ cùng chính sách tín dụng quá lỏng lẻo mà giờ những người chưa kịp thoát thân đang là nạn nhân chịu trận chính.


Theo Lao Động

Liên tiếp chung cư thu nhập thấp mới xây đã hư hỏng


Hai khu nhà A1, A4 của khu chung cư thu nhập thấp cuối tuyến Bạch Đằng Đông và hai khu nhà A5, A6 thuộc khu chung cư Vũng Thùng (Đà Nẵng) mới xây dựng nhưng đã xảy ra nhiều hư hỏng nghiêm trọng.
Lien tiep chung cu thu nhap thap moi xay da hu hong
Người dân họp lại phản ánh bức xúc về việc khu chung cư dành cho người thu nhập thấp cuối tuyến Bạch Đằng Đông chỉ sau thời gian ngắn đưa vào sử dụng đã xuất hiện nhiều hư hỏng - Ảnh: HC
Ngày 28/8, Văn phòng UBND TP Đà Nẵng cho hay, Chủ tịch UBND TP Văn Hữu Chiến vừa giao Sở Xây dựng phối hợp với Công ty Cổ phần tập đoàn xây dựng và phát triển nhà Vicoland cùng các đơn vị liên quan khẩn trương đánh giá mức độ nguy hiểm của vết nứt sàn các khối nhà thuộc khu chung cư thu nhập thấp cuối tuyến Bạch Đằng Đông; đề xuất biện pháp khắc phục, sửa chữa trước ngày 30/8.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cũng yêu cầu Công ty Vicoland trước ngày 30/8 phải hoàn thiện, đưa vào sử dụng các hạng mục gồm chữa cháy, hệ thống chống sét, thang máy, hệ thống thu rác đối với nhà A1 và A4 của khu chung cư này; hoàn thiện các hạng mục trên trước khi công trình đưa vào sử dụng đối với các khối nhà chung cư còn lại.
Đồng thời, yêu cầu Vicoland chịu trách nhiệm thoả thuận với các hộ dân biện pháp khắc phục, sửa chữa theo đề xuất của Sở Xây dựng (đặc biệt đối với các căn hộ tầng 7) để đảm bảo an toàn khi sử dụng và mỹ quan công trình, hoàn thành trước ngày 10/9; khẩn trương tập trung nhân lực, vật tư, thiết bị máy móc đẩy nhanh tiến độ thi công các khối lượng còn lại, đảm bảo chất lượng, hoàn thành công trình theo chỉ đạo của UBND TP Đà Nẵng.
UBND TP Đà Nẵng cũng có văn bản yêu cầu Công ty TNHH MTV Xây dựng và Phát triển hạ tầng Đà Nẵng phải triển khai ngay việc gia cố các cột tầng 1 khu vực để xe bị hư hỏng nặng của 2 khu nhà A5, A6 thuộc khu chung cư Vũng Thùng trước mùa mưa bão 2012.
Đáng nói là mặc dù thi công xây dựng công trình không đảm bảo chất lượng nhưng Công ty TNHH MTV Xây dựng và Phát triển hạ tầng Đà Nẵng chỉ phải tự chi trả 50% kinh phí khắc phục các hạng mục hư hỏng như vừa nêu trên. 50% còn lại được sử dụng từ nguồn kinh phí dự phòng xây dựng cơ bản năm 2012. Ngoài ra, việc sửa chữa cột hư hỏng nhẹ, nứt tường, nứt dầm và các khoản chi phí khác được đưa vào danh mục bảo trì chung cư năm 2013!
Theo xác định của UBND TP Đà Nẵng, chịu trách nhiệm trong việc để khu chung cư Vũng Thùng mới xây dựng đã xảy ra hư hỏng, ngoài đơn vị thi công là Công ty TNHH MTV Xây dựng và Phát triển hạ tầng Đà Nẵng còn có tư vấn giám sát và BQL dự án công trình đường Bạch Đằng Đông (đơn vị quản lý dự án).
Tuy nhiên, UBND TP Đà Nẵng chỉ kiểm điểm trách nhiệm cá nhân đối với tư vấn giám sát, còn với BQL dự án công trình đường Bạch Đằng Đông và Công ty TNHH MTV Xây dựng và Phát triển hạ tầng Đà Nẵng thì đều chỉ "kiểm điểm tập thể".
Được biết, chủ trương này được UBND TP Đà Nẵng đồng ý dựa trên cơ sở đề nghị của Sở Xây dựng Đà Nẵng.
Vietbao.vn (Theo cafeland)

BĐS: Sập bẫy siêu lừa đảo

BS Sp by siu la o

Từ thủ đoạn “siêu tinh vi”...

Trong vụ lừa đảo thứ nhất (là vụ lừa bán căn biệt thự số 36B, phố Trần Hưng Đạo, TP. Hà Nội), nổi bật lên trên hết là thủ đoạn tinh vi của bị án Đinh Thị Hải. Với cách dàn dựng nên một kịch bản lừa tinh vi, Hải đã bán nguyên cả một ngôi biệt thự thuộc sở hữu của… Nhà nước ở giữa trung tâm Hà Nội. Với cú lừa ngoạn mục đó, Hải đã chiếm đoạt được cả triệu USD.

Tại phiên tòa xét xử, tất cả những người chứng kiến đều không thể hình dung được người đàn bà nom chất phác, hiền lành như vậy, lại có thể là tác giả của một kịch bản lừa “siêu hạng” đến như thế.

Có thể tóm lược vụ lừa này như sau: Ngôi nhà số 36B, Trần Hưng Đạo trước đây thuộc quyền sử dụng của bác chồng Hải là bà Nguyễn Thị Hoa. Từ năm 1954, gia đình bà Hoa đã sang Pháp định cư, vì vậy, ngôi nhà này thuộc diện “vắng chủ”. Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất Hà Nội đã thu hồi nhà đất (rộng 1.262 m2) tại 36 B, Trần Hưng Đạo để cho các hộ dân thuê ở.

Sống ở Hà Nội, biết rõ hiện trạng ngôi nhà, nhưng Hải vẫn xin bà Hoa ủy quyền cho mình giải quyết mọi vấn đề liên quan đến thủ tục chuyển nhượng nhà số 36B, Trần Hưng Đạo. Rõ ràng, quyền sử dụng ngôi nhà đã được định đoạt bởi chính sách chung của Nhà nước, vì thế, ngay từ đầu, mục đích của việc “xin bà Hoa ủy quyền cho mình giải quyết mọi vấn đề liên quan đến thủ tục chuyển nhượng nhà số 36B, Trần Hưng Đạo” là để phục vụ cho mưu đồ lừa đảo sau này.

Hải đã tự soạn giấy ủy quyền, sau đó thuê dịch sang tiếng Pháp rồi chuyển cho bà Hoa. Từ nước Pháp xa xôi, không biết mục đích đen tối của cháu chồng, bà Hoa và con trai đã ký xác nhận, rồi gửi về Việt Nam cho Hải.

Sau khi có trong tay giấy ủy quyền từ Pháp của bà Hoa, Hải thuê Công ty cổ phần Trắc địa địa chính số 9 lập hồ sơ kỹ thuật và vẽ sơ đồ thửa đất số nhà 36B. Nhưng do Hải nhầm lẫn, nên Công ty này đã vẽ thửa đất ở số 36 A, Trần Hưng Đạo.

BĐS: Sập bẫy siêu lừa đảo, Tin tức trong ngày, bat dong san, san giao dich, gia nha dat, lua dao, thi truong bat dong san
Chỉ cần mô tả hình dáng bên ngoài là có thể “sở hữu” căn biệt thự trị giá vài chục tỷ đồng. Ảnh: Đ.T

Với toàn bộ các giấy tờ này, Hải đã tìm người để bán ngôi nhà 36 B. Có lẽ, không ngoa khi nói rằng, tất cả những ai có tiền và có nhu cầu sử dụng một căn biệt thự trong khu phố sang như phố Trần Hưng Đạo, đều có thể dính bẫy.

Bởi lẽ, với bản đồ trắc địa do công ty trắc địa chuyên nghiệp lập nên, thứ hai, với những thông tin vỉa hè được truyền tai về việc hoàn trả những căn nhà thuộc diện nào đó. Mà đã là tin vỉa hè, lại được truyền tai, thêm vào, bớt ra, hoặc có thể biến điều không thể thành có thể là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Cùng với đó, bản chứng thực mang... yếu tố quốc tế, đã khiến các nhà đầu tư mạo hiểm... sập bẫy!

Vậy là, sau khi vớ được các nhà đầu tư mạo hiểm, Hải đã ký hợp đồng chuyển nhượng căn nhà này với giá 13.200.000 USD. Sau đó, các nạn nhân đã chuyển cho Hải số tiền 400 triệu đồng và 1.002.613 USD.

Căn biệt thực đẹp như mơ đó, mãi mãi là của Nhà nước và tất nhiên các hộ dân được Nhà nước cho thuê vẫn tiếp tục an cư. Chỉ có số tiền gần 17 tỷ đồng (do Hải đã hoàn trả được 5 tỷ đồng) của các nhà đầu tư mạo hiểm thì mãi không quay trở lại và giới buôn bán nhà đất lại biết thêm một kịch bản lừa đảo hoàn hảo.
... đến không thể đơn giản hơn

Vụ của tay lừa Nguyễn Hồng Minh thì khác hẳn.

Vốn là một chủ doanh nghiệp làm ăn bết bát, Minh thường la cà ra bến xe Hà Đông để mua các phiếu thu tiền (giả). Trong cơn bí tiền, Minh đề nghị một thanh niên nọ làm giả cho một bộ hồ sơ nhà đất. Đã làm giả, thì phải làm cho bõ lớn để lừa cho... hoành tráng! Minh dẫn người thanh niên nọ sang Khu đô thị Việt Hưng (quận Long Biên, Hà Nội) và chỉ vào căn biệt thự đang xây thô 3,5 tầng trên diện tích 245 m2 tại số 1, lô B – BT.07. Sau một tuần, với chi phí (do Minh khai) là 185 triệu đồng, Nguyễn Hồng Minh đã có trong tay... căn biệt thự! Y như thật, có lẽ còn hơn cả thật, Minh có trong tay Hợp đồng số 18/HUD-KD về chuyển nhượng quyền sở hữu và quyền sử dụng đất tại ô đất số 01, lô B – BT.07; phiếu thu số 08 ngày 20/7/2008 và số 16 ngày 18/3/2009 để đặt tiền mua căn biệt thự; biên bản nghiệm thu hoàn thành và đưa vào sử dụng công trình xây dựng số 5 (ngày 5/10/2009).
Sau khi đã chính thức “sở hữu” căn biệt thự nọ, Minh đặt ra mục tiêu khá khiêm tốn: đem ra hiệu cầm đồ để đặt giấy tờ lấy một khoản tiền nho nhỏ. “Khiêm tốn” là vậy, nhưng chẳng hiểu ma xui quỷ khiến thế nào mà ông chủ hiệu cầm đồ đã cùng một người bạn tiến hành mua đứt căn biệt thự và tổng cộng các lần chuyển tiền, số “vốn đầu tư” ban đầu của Minh đã biến thành số tiền trên 5 tỷ đồng.

Cùng với thủ đoạn trên, Minh đã lừa thêm vài vụ khác và tổng cộng, Nguyễn Hồng Minh đã kiếm được món tiền trị giá tới trên 15 tỷ đồng.

Thử đi tìm nguyên nhân

Trong vụ lừa của Nguyễn Hồng Minh, sau khi hoàn tất các thỏa thuận, hai bên đã tiến hành công chứng việc chuyển quyền sở hữu. Có lẽ, lại cần phải thấy rằng, sự chắc chắn của nạn nhân khi đem ra công chứng ở đây đã chứng tỏ một điều, họ hoàn toàn không hiểu biết pháp luật, mà ở đây là bản chất của hoạt động công chứng. Sự không hiểu biết của các nạn nhân ở đây chính là ở chỗ, bản chất của hoạt động công chứng là chứng nhận sự hợp pháp cho vụ mua bán, chứ tuyệt đối không phải là xác nhận tính hợp pháp về sở hữu của tài sản được thực hiện trong cuộc mua bán đó.

Cần phải biết rằng, Luật Công chứng đã quy định rất rõ về vấn đề này và có lẽ cũng cần phải biết thêm rằng, trách nhiệm của công chứng viên chỉ là “giải thích quyền lợi, nghĩa vụ của người tham gia công chứng”, còn việc xác nhận tính hợp pháp của giấy tờ, đã có quy định rất rõ tại Điều 8, Luật Công chứng: “Người yêu cầu công chứng phải có năng lực hành vi dân sự, xuất trình đủ các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc công chứng và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tính hợp pháp của các giấy tờ đó”.

Và thế là, lại thêm hai nhà đầu tư mạo hiểm đã tự mình chịu trách nhiệm về sự hợp pháp của bộ giấy tờ giả đó và tất nhiên... bị “sập bẫy”!

Ngoài lý do không am hiểu, hoặc hiểu một cách mơ hồ, thì còn do tham, nên chấp nhận rủi ro , thậm chí, mặc dù cũng có thể mơ hồ biết được nguồn gốc, nhưng vì lợi ích của bản thân mình mà chuyển thiệt hại cho người khác bằng cách tiếp tục bán sang tay.

Cuối cùng, lý do lớn nhất để tạo nên những vụ lừa đảo bất động sản là tập quán mua bán theo cách thức rất tùy tiện hiện nay. Đó là giấy viết tay và ai cũng tin rằng, dù có thiếu một vài loại giấy tờ gì đó, khả năng “chạy” được là... rất khả quan!

Vậy là, với ngần ấy lý do và đôi khi cả sự cả tin đến mức khó ngờ, người mua phải lãnh đủ thiệt hại. Từ những vụ việc trên, nhiều người đã nhận được một bài học đắt giá về sự cẩn trọng trong các giao dịch trên thị trường bất động sản, chỉ có điều rất có thể, họ sẽ chẳng còn cơ hội để rút kinh nghiệm nữa.

Vietbao.vn (Theo 24h)

Rợn người nhìn lại những sự cố tại Kengnam

Từ vụ cháy mới đây nhất tại tòa nhà cao nhất Việt Nam dù không có thiệt hại về người nhưng lại một lần nữa lại khiến dư luận lo ngại về sự an toàn của công trình hiện đại này.
Liên tiếp xảy ra các vụ cháy

Từ những ngày bắt đầu xây dựng đến nay, tại quần thể nhà cao tầng Keangnam đã xảy ra rất nhiều sự cố, gây ra những lo lắng, bức xúc cho cư dân đang sinh sống ở đây.


Sự cố mới đây nhất là vụ cháy xảy ra vào khoảng 14 giờ 30 phút chiều 27/8, tại tầng 7 của tòa nhà đang xây dựng của Keangnam. Theo thông tin ban đầu, nguyên nhân của vụ cháy là do việc hàn xì và đấu điện, tia lửa rơi xuống tầng dưới, gặp phải những vật liệu dễ cháy như sơn, gỗ nên bắt lửa, gây cháy lớn. Ngay sau khi vụ cháy xảy ra, hàng trăm công nhân đang làm việc tại đây vô cùng hoảng loạn chạy khỏi hiện trường.

Ron nguoi nhin lai nhung su co tai Kengnam

Vụ cháy ngày 27/8 tại tòa nhà cao nhất Việt Nam (Ảnh: TS)

Trên báo Giáo dục Việt Nam, một kỹ sư làm việc tại đây cho biết, sự cố này không gây thiệt hại về người, dự kiến công trình này hoàn thành vào ngày 2/9 nhưng có thể sẽ bị chậm tiến độ. Theo thông tin ban đầu, có 3 máy điều hòa cháy hỏng hoàn toàn, mỗi máy trị giá khoảng 1 tỷ đồng.

Đây là lần thứ 3, toà nhà Keangnam xảy ra cháy. Vụ hỏa hoạn thứ nhất xảy ra vào 10 giờ 20 phút sáng 6/11/2010 tại tháp B của tòa cao ốc 70 tầng. Vụ hoả hoạn thứ hai xảy ra ngày 24/3/2010 tại tầng 25 của Keangnam.


Bên cạnh đó, ngày 9/6/2011 vừa qua, tại tòa nhà A của Keangnam cũng xảy ra sự cố vỡ trụ cứu hỏa do công nhân kỹ thuật vận hành chưa có kinh nghiệm, khiến nhiều căn hộ ở tầng 26, 27 chìm trong biển nước, cư dân hoảng loạn khi 10 thang máy đã bị “tê liệt”.

Ron nguoi nhin lai nhung su co tai Kengnam
Lực lượng PCCC rất vất vả để tiếp cận đám cháy tại công trình Keangnam (Nguồn: Bee.net.vn)

Nhưng điều khiến dư luận lo lắng nhất là ở một số vụ cháy, lực lượng cửu hỏa đã phải rất vất vả để tiếp cận hiện trường. Đặc biệt, khi phóng viên đến tác nghiệp cũng gặp phải sự từ chối thẳng thừng từ bảo vệ của tòa nhà.

Xế hộp thủng nóc vì bê tông “trên trời rơi xuống”


Câu chuyện hi hữu xế hộp thủng nóc ở Keangnam khiến nhiều người vẫn “lạnh người” khi đi qua tòa nhà này.

Ron nguoi nhin lai nhung su co tai Kengnam
Xế hộp thủng nóc tại Keangnam (Nguồn: Giáo dục Việt Nam)

Sự việc xảy ra vào lúc 8h sáng ngày 28/4/2011. Chiếc xế hộp gặp nạn hiệu Huyndai Tucson BKS 29A086.60, chủ nhân là anh Chu Đức Hiệp. Vào khoảng thời gian trên, khi đang đỗ xe dưới chân toà nhà Keangnam, anh Hiệp bất ngờ thấy một vật cứng rơi từ trên cao xuống trúng nóc xe. Bê tông với lực rơi rất mạnh khiến gần như toàn bộ phần cửa ghế sau bị thủng, phần vỏ thép của chiếc xe bị biến dạng. Rất may, khi xảy ra tai nạn, anh Hiệp ngồi ở ghế lái và trong xe không có ai nên không có thương vong về người. Nhưng tai nạn hi hữu này cũng khiến nhiều người phải rùng mình. Ai dám khẳng định rằng, sẽ không còn có sự cố nào tương tự?

Liên tiếp có tai nạn chết người


Từ tháng 7/2009 tới tháng 2/2010, tại tòa nhà cao nhất Việt Nam này đã liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 6 người chết và ít nhất 3 người bị thương. Đây là một con số khiến dư luận không khỏi bức xúc. Với hàng loạt sai phạm, đầu tháng 5/2010, 15 nhà thầu tại công trình Keangnam đã bị xử phạt 235 triệu đồng.


Một trong những tai nạn thương tâm tại tòa nhà này là vào chiều 22/2/2010 một cán bộ kỹ thuật trên công trường Keangnam đã bị cốt pha đổ đè vào người. Người bị nạn là cán bộ kỹ thuật của một đơn vị nhà thầu xây dựng công trình. Khi đang đi kiểm tra cốt pha, trên người không mang theo dây bảo hiểm, anh đã bị cốt pha đổ vào người. Sau khi vụ việc xảy ra, nạn nhân đã được đưa cấp cứu tại Bệnh viện E và Bệnh viện Việt Đức nhưng đã qua đời sau đó ít giờ.


Đây là vụ tai nạn chết người thứ hai xảy ra trong tháng 2/2010. Đầu tháng này, vào ngày 3/2/2010, anh Lê Đức Thắng (sinh năm 1974, Liêm Hải, Trực Ninh, Nam Định) cũng bị ống thép văng trúng người dẫn đến tử vong.


Trước những tai nạn kinh hoàng liên tiếp xảy ra, ngày 26/2/2010, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã ký quyết định thành lập đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra toàn diện về việc chấp hành các quy định về an toàn lao động tại Tổ hợp Công trình xây dựng Keangnam Hanoi Landmark Tower.


Đoàn thanh tra đã kết luận tại công trường xây dựng này có hàng loạt sai phạm. Kết luận cho biết, nhà thầu chính chưa tiếp cận đầy đủ quy định về an toàn lao động, như: không lập và phê duyệt biện pháp đảm bảo an toàn chung cho công trình; thiếu phối hợp với đơn vị tư vấn giám sát để kiểm soát an toàn lao động. Bộ máy chuyên trách về lĩnh vực này chưa đủ để giám sát 25 đầu công việc, không kiểm soát được chất lượng lao động. Các vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra tại công trình Keangnam đều không được báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời tới thanh tra lao động. Ngoài ra, đoàn thanh tra còn phát hiện đơn vị tư vấn giám sát IBST cử cán bộ giám sát chưa có đủ chứng chỉ hành nghề, thiếu kiểm tra yêu cầu nhà thầu trang bị đủ phương tiện bảo vệ cho người lao động.


Trước đó, sau khi xảy ra tai nạn chết người thứ 5 tại công trình xây dựng này vào ngày 3/2/2010, Công an huyện Từ Liêm cũng đã từng gửi công văn "nhắc nhở" chủ đầu tư và nhà thầu chính của Keangnam.


Mặc dù đã bị “nhắc nhở” nhưng những sự cố liên tiếp vẫn khiến dư luận chưa thể an tâm về sự an toàn tại tòa nhà này. Chỉ cách đây chưa đầy 2 tháng, hàng trăm cư dân cũng đã phẫn nộ kiện chủ đầu tư tới các cơ quan chức năng về việc thu các loại phí “cắt cổ” tại Keangnam.


Bà Trịnh Thúy Mai, Ban đại diện lâm thời cư dân Keangnam cho biết trên báo
Lao động, việc hỏa hoạn lại tiếp tục xảy ra chiều 27/8 khiến nhiều người dân đang rất lo lắng về sự an toàn khi sống ở đây. "Chúng tôi phản đối phí quản lý 18.600 đồng/m2 là bởi các tiện ích của Keangnam không đáp ứng yêu cầu của cư dân, hơn nữa lại sống trong điều kiện thiếu an toàn như thế này. Sau vụ cháy hôm nay, chúng tôi thấy rằng, Cty Keangnam – Vina cần xuất trình giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, kể cả là có chứng nhận rồi thì việc vận hành quản lý tòa nhà là có vấn đề nên mới xảy ra hỏa hoạn”, bà Mai cho biết.
Box Dự án Hanoi Landmark Tower do Công ty TNHH một thành viên Keangnam Vina làm chủ đầu tư, nhà thầu chính là Công ty Keangnam Enterprises LTD. Hanoi Landmark được khởi công với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD từ năm 2007, theo thiết kế cao 70 tầng và là tòa nhà cao nhất Việt Nam. Từ tháng 7/2009 tới tháng 2/2010, tại công trình tòa nhà cao nhất Việt Nam Hanoi Landmark Tower (Keangnam) đã liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 6 người chết và ít nhất 3 người bị thương.

N. Lê
(Tổng hợp)
Việt Báo (Theo_VietNamNet)