Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

Phép “tàng hình” của những tài năng trẻ Việt Nam

Phép “tàng hình” của những tài năng trẻ Việt Nam



Chúng ta có rất nhiều tài năng khoa học trẻ và các thần đồng Nhưng các thần đồng ấy mỗi ngày một biến mất và họ chỉ còn lại cái lý lịch quá khứ của thần đồng và các tấm huy chương. Vậy ai “ăn thịt” họ?

Một giáo sư của một trường đại học đã nghỉ hưu trong dịp ông về thăm quê hương đã nhận xét rằng rất nhiều sinh viên Việt Nam du học tại Mỹ và cả những sinh viên người Mỹ gốc Việt học trong trường đại học rất giỏi. Nhiều người làm các giáo sư kinh ngạc về sự thông minh và cần cù của họ.


Nhưng sau khi ra trường, họ biến mất như có phép tàng hình. Lẽ ra nhiều người trong số họ phải trở thành những nhà bác học trong tương lai. Trong khi đó, không ít học sinh người Mỹ hay người Châu Âu học cùng họ lại trở thành những nhà khoa học nổi tiếng.


Điều gì “ăn thịt” họ?


Hầu hết sinh viên Việt Nam hay gốc Việt khi ra trường thì mơ ước của họ là một việc làm tốt, thu nhập cao. Rồi họ lo kiếm tiền, tích cóp tiền, mua nhà, sắm xe, gửi tiề về giúp đỡ gia đình... Các phương tiện sống ở các nước phát triển như Mỹ luôn luôn mê dụ con người. Nếu cứ chạy theo nó thì người ta chẳng khác nào đuổi theo cái bóng của mình cho đến khi chết.

Những cử nhân trong nước cũng vậy. Những người được đào tạo để trở thành những nhà khoa học cho tương lai lại dành quá nhiều thời gian để lo tạo dựng điều kiện sống. Họ khác nhiều sinh viên ngoại quốc sau khi ra trường sẵn sàng nhai bánh mỳ, uống nước lọc, đắm chìm trong phòng thí nghiệm và thư viện hết năm này đến năm nọ với sự say đắm khám phá thế giới.


Có nhà khoa học trẻ Việt Nam nào dám bỏ cả đời chỉ sống với một loài con trùng để cuối cùng phát hiện cho con người những bí ẩn của thiên nhiên hay không? Có quá ít và quá ít các nhà khoa học trẻ Việt Nam mang khát vọng đổi thay thế giới với những công trình khoa học của mình.


Trong khi đó họ tốn quá nhiều sức lực và thời gian để lây cái ghế phó phòng, rồi trưởng phòng, phó viện trưởng, rồi viện trưởng...Thật hài hước và đau lòng khi một nhà khoa hoc hay một nhà văn, nhà thơ chỉ mơ đến chút quyền chức mà không hề đau đáu về sự khám phá và sáng tạo của mình.


Họ làm gì sau khi “đăng quang”?


Chúng ta có những tài năng trẻ đáng kính phục trong các kỳ thi quốc tế toán, lý, hóa... Và sau mỗi kỳ thi đầy thành tích và đôi khi như một huyền thoại, bao người Việt Nam lại đợi chờ họ đến một ngày làm rung chuyển thế giới.

Nhưng chúng ta đợi mãi, đợi mãi mà chẳng thấy dù một tiếng rung khe khẽ. Họ đâu rồi? Tài năng trẻ đầy tự hào của dân tộc đâu rổi? Chúng ta đâu ngờ rằng họ đang ở ngay trước mằt chúng ta. Họ ngồi quán cà phê đọc báo vặt và hay mua xổ số, họ đang uống bia hơi tối ngày và nói những chuyện tào lao, họ đang hớt hơ hớt hải mua xe, xây nhà và “truy lùng” những tờ quyết định bổ nhiệm của tổ chức.


Chúng ta đã chứng kiến những tài năng trẻ với những sáng tác đầu đời khi còn là tuổi thiếu niên từng làm mọi người thán phục. Những ngày xưa ấy, chúng ta đọc họ và cam đoan với chính mình rằng họ sẽ trở thành những văn hào, thi hào của đất nước. Bởi với tài năng thiên bẩm ấy, cộng với khát vọng lớn lao, cộng với sức lao động phi thường như con đường sống duy nhất và với lịch sử bi tráng của dân tộc ta, thì một số người trong số họ sẽ làm rạng danh đất nước này.


Nhưng buồn thay, họ chỉ trở thành những con người nhàn nhạt. Tất nhiên không phải thần đồng nào cũng trở thành vĩ nhân. Nhưng lối sống và trí tuệ của người có khát vọng sẽ mang gương mặt của những người lười nhác và thực dụng. Có người nói: Thần đồng Việt Nam nói riêng và trong văn chương nói gọi là thần đồng ứng xử, còn những thần đồng ở các nước khác là những thần đồng tư duy. Đây thực sự là vấn đề chúng ta cần ngẫm suy.


Có những nhà khoa học phàn nàn họ không có đủ điều kiện để làm việc. Nhưng Ixắc Niutơn và Anbe Anhxtanh trước kia không có đủ điều kiện sống và làm việc như họ bây giờ. Có những nhà văn trẻ kêu ôi ối sao mọi ngời không công nhận họ, xã hội đang bỏ quên họ.


Và câu trả lời?


Nhưng lịch sử và nhân loại không bao giờ bỏ quên vĩ nhân dù những vĩ nhân ấy cả đời chỉ sống ẩn náu trong một căn phòng tám mét vuông. Tất cả những con người trước khi trở thành các vĩ nhân đều sống với khát vọng lớn lao và nghị lực phi thường trong im lặng có khi hết cả cuộc đời. Còn hầu hết các tài năng trẻ của chúng ta thì ngược lại.

Vậy ai “ăn thịt” họ? Chính họ đã “ăn thịt” họ. Sau khi bước lên bục vinh quang ngày hôm trước trong thời niên thiếu thì họ sa chân vào con đường hưởng thụ quá khứ ngay ngày hôm sau.


Họ cứ thế vui vẻ, ngây thơ và nhiều lúc tự mãn bước đi mà không bao giờ nhìn lại những gì họ đã làm phía sau để giật mình nhận ra rằng, con đường đến với vinh quang giống như con đường đi qua sa mạc và họ phải đi trong khổ ải, thách thức, suy ngẫm, khát vọng và im lặng cho đến khi chết.
An Ninh Thế giới

Bí quyết của hạnh phúc



Nhiều khi bạn nghĩ rằng phải dư dả mới có hạnh phúc thực sự. Ngược lại, cũng có người nghĩ rằng hạnh phúc chỉ tồn tại với các cặp vợ chồng thuở hàn vi… Tuy nhiên, hạnh phúc lại phụ thuộc rất nhiều vào cách sống hằng ngày, vào cảm giác, vào quan niệm của bạn về cách hưởng thụ cuộc sống. 

Một luật sư tâm sự: có rất nhiều sách báo nói về bí quyết để có một gia đình hạnh phúc mà quên không nói rằng muốn gia đình hạnh phúc thì trước tiên mình phải hạnh phúc trước đã. Nếu bạn luôn cảm thấy bất an, mệt mỏi, cáu giận, hạnh phúc sẽ không bao giờ đậu ở bậc thềm nhà bạn.

Bà kể về một trường hợp ly hôn: người chồng đòi ly dị nhưng người vợ nhất quyết không chịu. Chị vợ nói, chị không có gì sai trái nên không thể bị chồng bỏ phũ phàng như vậy. Bà luật sư từng ghé vào nhà hai vợ chồng, chỉ khoảng 1 tiếng đồng hồ ngồi nói chuyện, quan sát gia đình họ, bà nhận ra người phụ nữ ấy đã đánh mất chồng mình vì chính cách sống của chị ta. 

Một ngôi nhà bề bộn, luộm thuộm, căn bếp tối tăm, xoong nồi đen đúa do lâu ngày không được kỳ cọ, đánh rửa. Cách bài trí nhà cửa rất tuềnh toàng, cho dù có sự hiện diện của các vật dụng đắt tiền. Cách ăn mặc chứng tỏ chị là một người không có thẩm mỹ. Những lời nói của chị với con cũng thể hiện một người mẹ không ân cần, những cư xử với chồng cho thấy chị không thực sự tôn trọng anh. 

Chị luôn nói về nghĩa vụ của chồng phải thế này thế kia mà quên đi rằng mình cũng có những trách nhiệm, bổn phận chưa hoàn thành chu đáo… Người phụ nữ là linh hồn của ngôi nhà, bởi thế, ngôi nhà ấy thật sự không có sinh khí. Chị ta không tạo ra hạnh phúc, trái lại còn lấy đi hạnh phúc của các thành viên khác trong gia đình - bà luật sư kết luận.

Nhiều đôi uyên ương sau ngày cưới gặp những khó khăn về tài chính, họ tự cảm thấy tiền bạc là yếu tố quyết định hạnh phúc. Cũng chính vì những bức bách về kinh tế mà họ quyết tâm lao vào kiếm tiền, quên cả hưởng thụ. Trong xã hội hiện đại, không ít phụ nữ dồn hết tâm sức xoay xở làm ăn: mua lô đất này, bán căn nhà kia, mở cửa hàng cửa hiệu buôn bán…

Tuy nhiên khi tâm sự với bạn bè, họ lại cảm thấy không hài lòng với thực tại vì đã từ lâu không có thời gian nghỉ ngơi, đi du lịch cùng người bạn đời và con cái ngày càng xa cách mình… Có nhiều phụ nữ sau những tháng năm tất bật với những toan lo, với chuyện cơm áo, khi bước sang tuổi ngũ tuần mới nhận ra hạnh phúc có khi lại giản dị tới mức…  khó tin. Hạnh phúc, ấy là khi bạn tạo nên những khoảnh khắc sống tràn đầy ý nghĩa và niềm vui. 

Chẳng hạn, một buổi sáng ngồi nhâm nhi ly cà phê, mắt lơ đãng nhìn nắng nhảy nhót ngoài thềm; một buổi tối tình cờ ngồi ngắm con học bài ê a, lòng lan tỏa niềm vui ấm áp; hay một buổi đi dạo công viên, người chồng khẽ xiết tay bạn nhè nhẹ - bạn sẽ thấy hạnh phúc khi nghĩ rằng mình đang tận hưởng một khoảnh khắc đẹp trong cuộc sống. Nhiều người luôn sống thực tại, đồng thời luôn có tâm trạng chờ đón những điều tốt đẹp xảy ra và như vậy họ luôn cảm thấy hạnh phúc. Người hạnh phúc thường thổi vào những người xung quanh, đặc biệt là gia đình của họ niềm vui sống.

Tôi từng biết một cặp vợ chồng trẻ ngoài 30, họ cưới nhau đã 7 năm nay. Ai nhìn vào cặp vợ chồng ấy cũng thấy… thảm quá: cả hai là công nhân tại một xí nghiệp đông lạnh tại Q.7, TP.HCM. Khi quyết định cưới nhau, họ đã bị gia đình phản đối kịch liệt vì chàng trai tên Tuân thì nghèo, cô gái tên Thủy lại bị cắt buồng trứng do một căn bệnh lúc mới 19 tuổi.
Dù biết rõ đó là người phụ nữ không thể sinh nở nhưng Tuân vẫn quyết tâm cưới. Bởi dường như Thủy là người nắm trong tay bí quyết hạnh phúc. Căn nhà trọ của họ tuy tồi tàn nhưng luôn được Thủy vun vén sạch sẽ tươm tất. Cả hai chăm sóc nhau từng chén cơm, ly nước, chia sẻ những vui buồn. Họ nói với nhau những lời dịu dàng và tràn đầy thương yêu. 

Những người thân thì chép miệng thương cặp vợ chồng trẻ, nhưng họ thì ngạc nhiên bởi thái độ thương xót rất… vô lý ấy. Tại sao phải thương họ trong khi họ đang rất hạnh phúc và cảm thấy hài lòng với cuộc sống của mình? Gia đình bên ngoại luôn nơm nớp lo chờ cái giây phút con gái họ bị chồng… “đá”. Thậm chí bà mẹ còn nghĩ ra "sáng kiến" thỉnh thoảng điện cho con gửi tiền về gấp vì bố mẹ ốm, xin tiền cấy lúa, tiền gặt mùa - đó là cách để bọn chúng không thể khá giả được vì theo bà chỉ có cái nghèo mới khiến bọn trẻ gắn bó với nhau (?).

Thực tế nghèo hoàn toàn không phải là “bí quyết hạnh phúc” như nhiều cách nghĩ tiêu cực khi thấy các gia đình giàu nhưng không hạnh phúc. Bí quyết nằm ở tình thương yêu, sự quan tâm lẫn nhau, sự chia ngọt sẻ bùi của các thành viên trong gia đình.

Theo Thanh Niên

“Bệnh gia đình trị”


“Bệnh gia đình trị”

Đây là con trai tôi đấy nhé. Nó sẽ đứng tên mọi công trình của anh đấy
TTCN - Các “công ty gia đình” thật ra chỉ là một trong những hình thái biểu hiện của thứ “bệnh gia đình, bè phái trị” (nepotism and cronyism) đã có từ lâu đời. 
Ở Indonesia dưới trào Suharto, các “công ty gia đình” công khai và hợp pháp của sáu người con của ông ta hầu như đã chi phối toàn bộ nền kinh tế nước này, đem về cho gia đình ông số tài sản lên đến 30 tỉ USD. 


IMF gọi đây là một “nền kinh tế tư bản gia đình bè phái” và cho rằng cần phải triệt hạ nếu như Indonesia muốn phục hồi kinh tế. Ở nhiều nước châu Phi, một số quan chức nhà nước còn thản nhiên “làm ăn với chính bản thân” mình (self-dealing).
Từ ngữ nepotism xuất hiện đầu tiên ở Ý vào thế kỷ 14 - 15 để chế giễu việc một số đấng “quân vương” đạo và đời ở La Mã “sính” chơi trò bổ nhiệm các “cháu” của mình (thật ra là con hoang) vào các vị trí quan trọng trong triều đình. Gốc của từ này (nepos = cháu) giống gốc của các “thành ngữ” COCC hay “5C” (con cháu các cụ cả) trong tiếng Việt một cách thú vị! 
Tất cả chẳng qua là một thứ “bệnh” ưu ái cách riêng con cháu mình. Bắt đầu từ việc thuê mướn người thân, bất kể chuyên môn và năng lực, sau đó dẫn đến các hành vi phi đạo đức chức nghiệp, các mánh khóe can thiệp bất chấp luật pháp (nguồn: “Family ties”, Jacob Pantoja, Arizona State University). 
Những thiệt hại cho xã hội gây ra từ “bệnh gia đình trị” là rất lớn. Canon Clement Janda từ nước Sudan nghèo khó ở châu Phi đã phải ta thán: “Gia đình trị” là nghệ thuật đặt để lầm người vào lầm chỗ, chỉ vì những kẻ ấy là thân bằng quyến thuộc (Sudan Mirror 2-2-2005).
Thế nhưng, thị trường thì bao la, con cháu đâu mà “bao sân” cho hết? Đến đây, “vòng tay” mở rộng ra đến bạn bè, từ “gia đình trị” tiến đến “bè phái trị” (cronyism). Ở châu Á, một số tác giả gọi đó là “chủ nghĩa tư bản bộ phận” (crony capitalism). 
Tổ chức Minh bạch quốc tế (TI) tố cáo đích danh nguồn gốc của tai họa tham nhũng ở các nước Á, Phi là bộ ba “tư lợi - gia đình trị - bè phái trị”. 
TI giải thích: “Ai cũng có những lợi ích riêng tư. Không tránh khỏi việc có khi các lợi ích này xung đột với các quyết định phải đưa ra. Xung đột lợi ích nổ ra khi một viên chức bị tác động bởi những tính toán cá nhân trong khi làm nhiệm vụ của mình và rồi các quyết định đã được đưa ra vì những lý do “càn quấy” đó. Cho dù đôi khi các quyết định được đưa ra là đúng, nhưng một khi xuất phát từ các tính toán cá nhân thì điều đó cũng dẫn đến xung đột với lợi ích của công chúng và gây tổn thương cho tiếng tăm của tổ chức đó, gây mất niềm tin nơi công chúng” (TI Source Book 2000).

Để phòng chống, TI khuyến cáo:
Đối với “gia đình trị”

“Những khiếm khuyết về khả năng và kinh nghiệm của hắn được che đậy bởi bộ vó “con trai của ngài chủ tịch”
“Gia đình trị” gây tác động nghiêm trọng đến công việc tiến cử, tuyển dụng, bổ nhiệm, xếp loại, đánh giá, thuyên chuyển, kỷ luật... trong khi lợi ích của công chúng đòi hỏi rằng “chỉ những ai xuất sắc nhất mới được phục vụ quốc gia”. “Gia đình trị” có thể gây ra xung đột trong một tổ chức. Đặc biệt khi người bà con này lại là “sếp” trực tiếp của người bà con kia, thì các đồng nghiệp sẽ cảm thấy không được thoải mái. 



Chính vì thế mà rất nhiều nước qui định:
- Không một thân nhân nào, là cha, mẹ, anh, chị, em, chú bác, cô dì, vợ, chồng, con trai gái, dâu rể, cháu... có thể dưới quyền điều khiển trực tiếp của một viên chức.
- Nếu một viên chức và một thân nhân gia đình cùng chung cơ quan, và một người trở thành quản lý trực tiếp của người kia, phải thu xếp thuyên chuyển.
- Nếu hai đồng nghiệp cùng nhiệm sở kết hôn hay sống chung với nhau, họ cũng sẽ phải chấp hành các qui định trên.
Nhiều nước đã đưa vấn đề phòng chống “gia đình trị” vào trong luật lệ. Thế nhưng, mục đích không phải là để tránh việc những kẻ cùng gia đình làm việc chung với nhau, mà là để ngăn ngừa việc một công chức có thể ưu ái cách riêng cho thân nhân mình. 
Đối với trục lợi trong đấu thầu
- Điều kiện tiên quyết chính là tính khách quan. Trong các xã hội thường bị sức ép của các phe đảng hay của một “đại gia đình” nào đó, trước hết cần phải xác minh xem các viên chức có can dự vào qui trình xét duyệt có dây mơ rễ má gì với các ứng viên dự thầu hay không, nếu cần có thể giải nhiệm họ.
- Kế đến cần phải thúc đẩy sự cạnh tranh trong đấu thầu: phải phổ biến điều kiện một cách rộng rãi, rõ rệt nhất có thể được để không còn gì tối nghĩa khiến người khác có thể trục lợi.
- Phải mở rộng cửa cho mọi người tham gia: nguy cơ tham nhũng sẽ giảm thiểu một khi các chủ trương, thủ tục, ngay từ khi được thiết kế, đã không tạo ra những xung đột lợi ích với công chúng, đối tượng thụ hưởng các cuộc đấu thầu đó.
- Tính liêm chính, trong mọi trường hợp không thể du di, xí xóa. Trong mọi trường hợp vi phạm hay không đáp ứng các yêu cầu đã định, nhất thiết phải xử lý. Tại một số nước, đã tiến hành việc sử dụng các tuyển trạch viên độc lập, các thành viên khác của hội đồng xét duyệt không hề hay biết các tuyển trạch viên độc lập này là ai, và điều này đã làm tính liêm chính của qui trình xét duyệt được tăng cường.
- Cuối cùng, là quyền khiếu kiện. Các ứng viên (dự thầu) hợp lệ song không trúng thầu, một khi cảm nhận rằng qui trình đấu thầu đã không được tuân thủ đúng đắn, có thể khiếu kiện lên một thẩm quyền cao hơn yêu cầu xem xét độc lập lại quá trình đấu thầu cùng kết cuộc của nó. Chúng gây tổn thương cho tiếng tăm của tổ chức đó, gây mất niềm tin nơi công chúng.
Ngừa hậu họa
Bịt các khe hở của chế độ “gia đình trị, bè phái trị” bằng các biện pháp trên mới chỉ là phần nổi của tảng băng. Phần chìm không thể không trông thấy chính là các cựu quan chức hồi hưu hay nghỉ việc. Không phải là vơ đũa cả nắm, song làm thế nào để quản lý được qui trình cách ly khi một quan chức cấp cao rời nhiệm sở ở bộ máy nhà nước rồi lại bước vào khu vực tư nhân, ngày càng là một mối bận tâm đáng kể.
Họ có thể sử dụng những thông tin “nhạy cảm” mà họ đã từng nắm giữ. Họ có thể sử dụng các quan hệ cũ để tác động nơi các quan chức nhà nước đương nhiệm... Mỗi chính phủ cần triển khai các biện pháp cách ly “hậu - từ nhiệm” của mình, thay đổi tùy mức độ bất trắc tham nhũng của từng lĩnh vực. Các hợp đồng lao động phải ghi chú rõ ràng các hạn chế bắt buộc sau này nơi người cựu viên chức. Ở bang New South Wales (Úc), mỗi quan chức lãnh đạo trong khu vực công đều được “xử lý” bằng những điều khoản riêng, như sau này sẽ không được làm việc này, nghề nọ... 

HỮU NGHỊ

10 điều lãng phí trong cuộc đời

10 điều lãng phí trong cuộc đời 

Trong hành trình tạo dựng một cuộc đời có ý nghĩa, nếu bạn lỡ coi thường một trong 10 điều thiết yếu dưới đây, coi như bạn đã tự đánh mất một phần nhựa sống của chính mình.

Sức khoẻ: Lúc còn trẻ, người ta thường ỷ lại vào sức sống tràn trề đang có. Họ làm việc như điên, vui chơi thâu đêm, ăn uống không điều độ.... Cứ như thế, cơ thể mệt mỏi và lão hoá nhanh. Khi về già, cố níu kéo sức khoẻ thì đã muộn.

Thời gian: Mỗi thời khắc "vàng ngọc" qua đi là không bao giờ lấy lại được. Vậy mà không hiếm kẻ ném 8 giờ làm việc qua cửa sổ. Mỗi ngày, hãy nhìn lại xem mình đã làm được điều gì. Nếu câu trả lời là "không", hãy xem lại quỹ thời gian của bạn nhé.

Tiền bạc: Nhiều người hễ có tiền là mua sắm, tiêu xài hoang phí trong phút chốc. Đến khi cần một số tiền nhỏ, họ cũng phải đi vay mượn. Những ai không biết tiết kiệm tiền bạc, sẽ không bao giờ sở hữu được một gia tài lớn.

Tuổi trẻ: Là quãng thời gian mà con người có nhiều sức khoẻ và trí tuệ để làm những điều lớn lao. Vậy mà có người đã quên mất điều này. "Trẻ ăn chơi, già hối hận" là lời khuyên dành cho những ai phí hoài tuổi thanh xuân cho những trò vô bổ.

Không đọc sách: Sách truyền bá văn minh. Không có sách, lịch sử im lặng, văn chương câm điếc, khoa học tê liệt, tư tưởng và suy xét ứ đọng. Từ sách, bạn có thể khám phá biết bao điều kỳ thú trên khắp thế giới. Thật phí nửa cuộc đời cho nhưng ai chưa bao giờ biết đọc sách là gì.

Cơ hội: Là điều không dễ dàng đến với chúng ta trong đời. Một cơ may có thể biến bạn thành giám đốc thành đạt hay một tỷ phú lắm tiền. Nếu thờ ơ để vận may vụt khỏi tầm tay, bạn khó có thể tiến về phía trước.

Nhan sắc: Là vũ khí lợi hại nhất của phụ nữ. Có nhan sắc, bạn sẽ tự tin và chiếm được nhiều ưu thế hơn so với người khác. Tuy nhiên, "tuổi thọ" của nhan sắc có hạn. Thật hoang phí khi để sắc đẹp xuống dốc. Hãy chăm sóc mình ngay từ bây giờ.

Sống độc thân: Nhiều người ngày nay theo trào lưu "chủ nghĩa độc thân". Thực tế là khi sống một mình, bạn rất cô đơn và dễ cảm thấy thiếu vắng vòng tay yêu thương của chồng/vợ và con cái. Bận bịu gia đình chính là một niềm vui. Sống độc thân, bạn đã lãng phí tình cảm đẹp đẽ ấy.

Không đi du lịch: Một vĩ nhân đã từng nói: "Khi đi du lịch về, con người ta lớn thêm và chắc chắn một điều là trái đất phải nhỏ lại". Vì thế, nếu cho rằng đi du lịch chỉ làm hoang phí thời gian và tiền bạc, bạn hãy nghĩ lại nhé.

Không học tập: Một người luôn biết trau dồi kiến thức sẽ dễ thành công hơn người chỉ biết tự mãn với những gì mình biết. Nếu không học hành, bạn đang lãng phí bộ óc đấy.

(Theo Tiếp Thị Gia Đình)

5 bài học quan trọng của cuộc đời


5 bài học quan trọng của cuộc đời - Bài số 1: Bài học về sự quan tâm



Trong tháng thứ 2 của khoá học y tá, vị giáo sư của chúng tôi đã cho chúng tôi một câu hỏi hết sức bất ngờ trong bài thi vấn đáp. Tôi đã lướt qua hầu hết các câu hỏi trong bài thi, và ngạc nhiên dừng lại ở câu hỏi cuối cùng: “Hãy cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học của chúng ta?”. Một câu hỏi không có trong chuyên môn, chắc đây chỉ là một câu hỏi đùa thôi. Tôi đã nghĩ vậy!
Thật ra, tôi đã nhìn thấy người phụ nữ đó vài lần. Cô ấy cao, tóc sẫm màu và khoảng chừng 50 tuổi nhưng làm sao mà tôi có thể biết được tên cô ta cơ chứ? Tôi đã kết thúc bài làm của mình với câu cuối cùng bị bỏ trống.
Cuối giờ kiểm tra, một sinh viên đã hỏi vị giáo sư rằng: “Liệu ông có tính điểm cho câu hỏi cuối cùng kia không?”, ông ta trả lời: “Chắc chắn rồi”, rồi ông nói tiếp: “Trong công việc, các em sẽ gặp rất nhiều người, tất cả họ đều quan trọng, họ xứng đáng được nhận sự quan tâm của các em, dù chỉ là một nụ cười hay một câu chào”.
Tôi đã không bao giờ quên bài học đó trên mỗi bước đường đời của mình sau này, và tôi cũng không bao giờ quên tên của người phụ nữ đó, cô Dorothy.
Phương Thảo
(Theo Inspiration and Friendship)

5 bài học quan trọng của cuộc đời - Bài số 2: Bài học về sự giúp đỡ



Trong một đêm mưa bão bất thường trên đường phố Alabama vắng vẻ, lúc đó đã 11h30 khuya, có một bà lão da đen vẫn cứ mặc cho những ngọn roi mưa quất liên hồi vào mặt, cố hết sức vẫy vẫy cánh tay để xin đi nhờ xe.
Một chiếc xe chạy vút qua, rồi thêm một chiếc xe nữa, không ai để ý đến cánh tay dường như đã tê cứng vì lạnh cóng. Mặc dù vậy, bà lão vẫn hy vọng và vẫy chiếc xe kế tiếp. Một chàng trai da trắng đã cho bà lên xe. (Mặc cho cuộc xung đột sắc tộc 1960). Bà lão trông có vẻ rất vội vã, nhưng cũng không quên cám ơn và ghi lại địa chỉ của chàng trai.
Bảy ngày trôi qua, cánh cửa nhà chàng trai tốt bụng vang lên tiếng gõ cửa. Chàng trai ngạc nhiên hết sức khi thấy một cái tivi khổng lồ ngay trước cửa nhà mình. Một lá thư được đính kèm, trong đó viết: "Cảm ơn cháu vì đã cho bà đi nhờ xe vào cái đêm mưa hôm ấy. Cơn mưa không những đã làm ướt sũng quần áo mà nó còn làm lạnh buốt trái tim và tinh thần của bà nữa. Rồi thì lúc đó cháu đã xuất hiện như một thiên thần. Nhờ có cháu, bà đã được gặp người chồng tội nghiệp của mình trước khi ông ấy trút hơi thở cuối cùng. Một lần nữa bà muốn cảm ơn cháu đã không nề hà khi giúp đỡ bà."
Cuối thư là dòng chữ: “Chân thành - Bà Nat King Cole”.
Phương Thảo
(Theo Inspiration and Friendshi

5 bài học quan trọng của cuộc đời - Bài số 3: Bài học về lòng biết ơn


Ồ, đây là món kem mình thích nhất!
Vào cái thời khi mà món kem nước hoa quả còn rất rẻ tiền, có một câu chuyện về cậu bé 10 tuổi thế này: Ngày nọ, Jim - tên của cậu bé - sau một hồi đi qua đi lại, ngó nghiêng vào cửa hàng giải khát đông nhất nhì thành phố, nơi có món kem nước hoa quả mà cậu rất thích, mạnh dạng tiến lại gần cái cửa, đẩy nhẹ và bước vào. Chọn một bàn trống, cậu nhẹ nhàng ngồi xuống ghế và đợi người phục vụ đến.
Chỉ vài phút sau, một người nữ phục vụ tiến lại gần Jim và đặt trước mặt cậu một ly nước lọc. Ngước nhìn cô phục vụ, cậu bé hỏi: “Cho cháu hỏi bao nhiêu tiền một đĩa kem nước hoa quả ạ?”. “50 xu“, cô phục vụ trả lời. Nghe vậy, Jim liền móc trong túi quần ra một số đồng xu lẻ, nhẩm tính một hồi, cậu hỏi tiếp: “Thế bao nhiêu tiền một đĩa kem bình thường ạ?”. “35 xu”, người phục vụ vẫn kiên nhẫn trả lời cậu bé mặc dù lúc đó khách vào cửa hàng đã rất đông và đang đợi cô. Cuối cùng, người nữ phục vụ cũng mang đến cho Jim món kem mà cậu yêu cầu, và sang phục vụ những bàn khác. Cậu bé ăn xong kem, để lại tiền trên bàn và ra về.
Khi người phục vụ quay trở lại để dọn bàn, cô ấy đã bật khóc khi nhìn thấy 2 đồng kẽm (1 đồng bằng 5 xu) và 5 đồng xu lẻ được đặt ngay ngắn trên bàn, bên cạnh 35 xu trả cho đĩa kem mà Jim đã gọi - Jim đã không thể có món kem nước hoa quả mà cậu ấy thích bởi vì cậu ấy chỉ có đủ tiền để trả cho một đĩa kem bình thường và một ít tiền boa cho cô.
Phương Thảo
(Theo Inspiration and Friendship)

5 bài học quan trọng của cuộc đời - Bài số 4: Bài học về sự tự giác và trách nhiệm



Xưa thật là xưa, có một ông Vua nọ, một hôm ông ta sai quân lính đặt một tảng đá lớn nằm chắn ngang đường đi. Xong, ông nấp vào một bụi cây gần đấy và theo dõi.
Lần lượt ông ta thấy, những thương nhân giàu có đi qua, rồi đến những cận thần của ông đi qua, nhưng không ai có ý định xê dịch tảng đá sang bên nhường chỗ cho lối đi cả, họ chỉ lẩm nhẩm đổ lỗi cho nhà Vua vì đã không cho người giữ sạch sẽ con đường.
Một lúc sau, nhà Vua nhìn thấy một người nông dân đi tới với một xe rau cồng kềnh nặng trĩu. Nhìn thấy tảng đá, người nông dân liền ngừng xe và nhảy xuống đất, cố hết sức mình ông ta đã đẩy được tảng đá sang bên kia vệ đường. Vừa làm ông ta vừa lẩm bẩm: “Thật không may nếu có ai đó không thấy mày và vấp phải, chắc là sẽ đau lắm đây”. Xong đâu đấy, người nông dân quay trở lại xe để tiếp tục đi tiếp, thì bỗng nhìn thấy một bao tiền to đùng đặt ngay chỗ mà ông đã di chuyển tảng đá. Đó là một một món quà của Đức Vua cho người nào dịch chuyển được tảng đá.
Câu chuyện của người nông dân này đã giúp chúng ta nhận ra một điều quý giá mà rất nhiều người trong chúng ta không bao giờ nhận thấy: Vật cản đôi khi cũng có thể là một cơ hội tốt.
Phương Thảo
(Theo Inspiration and Friendship

5 bài học quan trọng của cuộc đời - Bài số 5: Bài học về sự hy sinh



Đã lâu lắm rồi, nhiều năm đã trôi qua, khi tôi còn là tình nguyện viên tại một bệnh viện, tôi có biết một cô gái nhỏ tên Liz - cô ấy đang mắc phải một căn bệnh rất hiểm nghèo.
Cơ hội sống sót duy nhất của cô là được thay máu từ người anh trai 5 tuổi của mình, người đã vượt qua được cơn bạo bệnh tương tự một cách lạ thường nhờ những kháng thể đặc biệt trong cơ thể. Bác sĩ đã trao đổi và giải thích điều này với cậu bé trước khi yêu cầu cậu đồng ý cho cô em gái những giọt máu của mình. Lúc ấy, tôi đã nhìn thấy sự lưỡng lự thoáng qua trên khuôn mặt bé nhỏ kia. Cuối cùng, với một hơi thở thật sâu và dứt khoát cậu bé đã trả lời rằng: “Cháu đồng ý làm điều đó để cứu em cháu”.
Nằm trên chiếc giường kế bên em gái để thuận tiện hơn cho việc truyền máu, cậu bé liếc nhìn em gái và đôi mắt ngời lên niềm vui khi thấy đôi má cô bé hồng lên theo từng giọt máu được chuyền sang từ người cậu. Nhưng rồi, khuôn mặt cậu bỗng trở nên tái xanh đầy lo lắng, cậu bé ngước nhìn vị bác sĩ và hỏi với một giọng run run: “Cháu sẽ chết bây giờ phải không bác sĩ?” Thì ra, cậu bé non nớt của chúng ta đã nghĩ rằng: cậu ta sẽ cho cô em gái tất cả máu trong người mình để cứu cô ấy và rồi cậu sẽ chết thay cô.
Bạn thấy không, sau tất cả những hiểu lầm và hành động của mình, cậu bé đã có tất cả nhờ đức hy sinh...
Cuộc sống có câu: “Hãy cho đi thứ bạn có, rồi bạn sẽ được đền bù xứng đáng”.
Phương Thảo
(Theo Inspiration and Friendship)