Từ vụ cháy mới đây
nhất tại tòa nhà cao nhất Việt Nam dù không có thiệt hại về người nhưng
lại một lần nữa lại khiến dư luận lo ngại về sự an toàn của công trình
hiện đại này.
Liên tiếp xảy ra các vụ cháy
Từ những ngày bắt đầu xây dựng đến nay, tại quần thể nhà cao tầng Keangnam đã xảy ra rất nhiều sự cố, gây ra những lo lắng, bức xúc cho cư dân đang sinh sống ở đây.
Sự cố mới đây nhất là vụ cháy xảy ra vào khoảng 14 giờ 30 phút chiều 27/8, tại tầng 7 của tòa nhà đang xây dựng của Keangnam. Theo thông tin ban đầu, nguyên nhân của vụ cháy là do việc hàn xì và đấu điện, tia lửa rơi xuống tầng dưới, gặp phải những vật liệu dễ cháy như sơn, gỗ nên bắt lửa, gây cháy lớn. Ngay sau khi vụ cháy xảy ra, hàng trăm công nhân đang làm việc tại đây vô cùng hoảng loạn chạy khỏi hiện trường.
Trên báo Giáo dục Việt Nam, một kỹ sư làm việc tại đây cho biết, sự cố này không gây thiệt hại về người, dự kiến công trình này hoàn thành vào ngày 2/9 nhưng có thể sẽ bị chậm tiến độ. Theo thông tin ban đầu, có 3 máy điều hòa cháy hỏng hoàn toàn, mỗi máy trị giá khoảng 1 tỷ đồng.
Đây là lần thứ 3, toà nhà Keangnam xảy ra cháy. Vụ hỏa hoạn thứ nhất xảy ra vào 10 giờ 20 phút sáng 6/11/2010 tại tháp B của tòa cao ốc 70 tầng. Vụ hoả hoạn thứ hai xảy ra ngày 24/3/2010 tại tầng 25 của Keangnam.
Bên cạnh đó, ngày 9/6/2011 vừa qua, tại tòa nhà A của Keangnam cũng xảy ra sự cố vỡ trụ cứu hỏa do công nhân kỹ thuật vận hành chưa có kinh nghiệm, khiến nhiều căn hộ ở tầng 26, 27 chìm trong biển nước, cư dân hoảng loạn khi 10 thang máy đã bị “tê liệt”.
Nhưng điều khiến dư luận lo lắng nhất là ở một số vụ cháy, lực lượng cửu hỏa đã phải rất vất vả để tiếp cận hiện trường. Đặc biệt, khi phóng viên đến tác nghiệp cũng gặp phải sự từ chối thẳng thừng từ bảo vệ của tòa nhà.
Xế hộp thủng nóc vì bê tông “trên trời rơi xuống”
Câu chuyện hi hữu xế hộp thủng nóc ở Keangnam khiến nhiều người vẫn “lạnh người” khi đi qua tòa nhà này.
Sự việc xảy ra vào lúc 8h sáng ngày 28/4/2011. Chiếc xế hộp gặp nạn hiệu Huyndai Tucson BKS 29A086.60, chủ nhân là anh Chu Đức Hiệp. Vào khoảng thời gian trên, khi đang đỗ xe dưới chân toà nhà Keangnam, anh Hiệp bất ngờ thấy một vật cứng rơi từ trên cao xuống trúng nóc xe. Bê tông với lực rơi rất mạnh khiến gần như toàn bộ phần cửa ghế sau bị thủng, phần vỏ thép của chiếc xe bị biến dạng. Rất may, khi xảy ra tai nạn, anh Hiệp ngồi ở ghế lái và trong xe không có ai nên không có thương vong về người. Nhưng tai nạn hi hữu này cũng khiến nhiều người phải rùng mình. Ai dám khẳng định rằng, sẽ không còn có sự cố nào tương tự?
Liên tiếp có tai nạn chết người
Từ tháng 7/2009 tới tháng 2/2010, tại tòa nhà cao nhất Việt Nam này đã liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 6 người chết và ít nhất 3 người bị thương. Đây là một con số khiến dư luận không khỏi bức xúc. Với hàng loạt sai phạm, đầu tháng 5/2010, 15 nhà thầu tại công trình Keangnam đã bị xử phạt 235 triệu đồng.
Một trong những tai nạn thương tâm tại tòa nhà này là vào chiều 22/2/2010 một cán bộ kỹ thuật trên công trường Keangnam đã bị cốt pha đổ đè vào người. Người bị nạn là cán bộ kỹ thuật của một đơn vị nhà thầu xây dựng công trình. Khi đang đi kiểm tra cốt pha, trên người không mang theo dây bảo hiểm, anh đã bị cốt pha đổ vào người. Sau khi vụ việc xảy ra, nạn nhân đã được đưa cấp cứu tại Bệnh viện E và Bệnh viện Việt Đức nhưng đã qua đời sau đó ít giờ.
Đây là vụ tai nạn chết người thứ hai xảy ra trong tháng 2/2010. Đầu tháng này, vào ngày 3/2/2010, anh Lê Đức Thắng (sinh năm 1974, Liêm Hải, Trực Ninh, Nam Định) cũng bị ống thép văng trúng người dẫn đến tử vong.
Trước những tai nạn kinh hoàng liên tiếp xảy ra, ngày 26/2/2010, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã ký quyết định thành lập đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra toàn diện về việc chấp hành các quy định về an toàn lao động tại Tổ hợp Công trình xây dựng Keangnam Hanoi Landmark Tower.
Đoàn thanh tra đã kết luận tại công trường xây dựng này có hàng loạt sai phạm. Kết luận cho biết, nhà thầu chính chưa tiếp cận đầy đủ quy định về an toàn lao động, như: không lập và phê duyệt biện pháp đảm bảo an toàn chung cho công trình; thiếu phối hợp với đơn vị tư vấn giám sát để kiểm soát an toàn lao động. Bộ máy chuyên trách về lĩnh vực này chưa đủ để giám sát 25 đầu công việc, không kiểm soát được chất lượng lao động. Các vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra tại công trình Keangnam đều không được báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời tới thanh tra lao động. Ngoài ra, đoàn thanh tra còn phát hiện đơn vị tư vấn giám sát IBST cử cán bộ giám sát chưa có đủ chứng chỉ hành nghề, thiếu kiểm tra yêu cầu nhà thầu trang bị đủ phương tiện bảo vệ cho người lao động.
Trước đó, sau khi xảy ra tai nạn chết người thứ 5 tại công trình xây dựng này vào ngày 3/2/2010, Công an huyện Từ Liêm cũng đã từng gửi công văn "nhắc nhở" chủ đầu tư và nhà thầu chính của Keangnam.
Mặc dù đã bị “nhắc nhở” nhưng những sự cố liên tiếp vẫn khiến dư luận chưa thể an tâm về sự an toàn tại tòa nhà này. Chỉ cách đây chưa đầy 2 tháng, hàng trăm cư dân cũng đã phẫn nộ kiện chủ đầu tư tới các cơ quan chức năng về việc thu các loại phí “cắt cổ” tại Keangnam.
Bà Trịnh Thúy Mai, Ban đại diện lâm thời cư dân Keangnam cho biết trên báo Lao động, việc hỏa hoạn lại tiếp tục xảy ra chiều 27/8 khiến nhiều người dân đang rất lo lắng về sự an toàn khi sống ở đây. "Chúng tôi phản đối phí quản lý 18.600 đồng/m2 là bởi các tiện ích của Keangnam không đáp ứng yêu cầu của cư dân, hơn nữa lại sống trong điều kiện thiếu an toàn như thế này. Sau vụ cháy hôm nay, chúng tôi thấy rằng, Cty Keangnam – Vina cần xuất trình giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, kể cả là có chứng nhận rồi thì việc vận hành quản lý tòa nhà là có vấn đề nên mới xảy ra hỏa hoạn”, bà Mai cho biết.
N. Lê (Tổng hợp)
Từ những ngày bắt đầu xây dựng đến nay, tại quần thể nhà cao tầng Keangnam đã xảy ra rất nhiều sự cố, gây ra những lo lắng, bức xúc cho cư dân đang sinh sống ở đây.
Sự cố mới đây nhất là vụ cháy xảy ra vào khoảng 14 giờ 30 phút chiều 27/8, tại tầng 7 của tòa nhà đang xây dựng của Keangnam. Theo thông tin ban đầu, nguyên nhân của vụ cháy là do việc hàn xì và đấu điện, tia lửa rơi xuống tầng dưới, gặp phải những vật liệu dễ cháy như sơn, gỗ nên bắt lửa, gây cháy lớn. Ngay sau khi vụ cháy xảy ra, hàng trăm công nhân đang làm việc tại đây vô cùng hoảng loạn chạy khỏi hiện trường.
Vụ cháy ngày 27/8 tại tòa nhà cao nhất Việt Nam (Ảnh: TS) |
Trên báo Giáo dục Việt Nam, một kỹ sư làm việc tại đây cho biết, sự cố này không gây thiệt hại về người, dự kiến công trình này hoàn thành vào ngày 2/9 nhưng có thể sẽ bị chậm tiến độ. Theo thông tin ban đầu, có 3 máy điều hòa cháy hỏng hoàn toàn, mỗi máy trị giá khoảng 1 tỷ đồng.
Đây là lần thứ 3, toà nhà Keangnam xảy ra cháy. Vụ hỏa hoạn thứ nhất xảy ra vào 10 giờ 20 phút sáng 6/11/2010 tại tháp B của tòa cao ốc 70 tầng. Vụ hoả hoạn thứ hai xảy ra ngày 24/3/2010 tại tầng 25 của Keangnam.
Bên cạnh đó, ngày 9/6/2011 vừa qua, tại tòa nhà A của Keangnam cũng xảy ra sự cố vỡ trụ cứu hỏa do công nhân kỹ thuật vận hành chưa có kinh nghiệm, khiến nhiều căn hộ ở tầng 26, 27 chìm trong biển nước, cư dân hoảng loạn khi 10 thang máy đã bị “tê liệt”.
Lực lượng PCCC rất vất vả để tiếp cận đám cháy tại công trình Keangnam (Nguồn: Bee.net.vn) |
Nhưng điều khiến dư luận lo lắng nhất là ở một số vụ cháy, lực lượng cửu hỏa đã phải rất vất vả để tiếp cận hiện trường. Đặc biệt, khi phóng viên đến tác nghiệp cũng gặp phải sự từ chối thẳng thừng từ bảo vệ của tòa nhà.
Xế hộp thủng nóc vì bê tông “trên trời rơi xuống”
Câu chuyện hi hữu xế hộp thủng nóc ở Keangnam khiến nhiều người vẫn “lạnh người” khi đi qua tòa nhà này.
Xế hộp thủng nóc tại Keangnam (Nguồn: Giáo dục Việt Nam) |
Sự việc xảy ra vào lúc 8h sáng ngày 28/4/2011. Chiếc xế hộp gặp nạn hiệu Huyndai Tucson BKS 29A086.60, chủ nhân là anh Chu Đức Hiệp. Vào khoảng thời gian trên, khi đang đỗ xe dưới chân toà nhà Keangnam, anh Hiệp bất ngờ thấy một vật cứng rơi từ trên cao xuống trúng nóc xe. Bê tông với lực rơi rất mạnh khiến gần như toàn bộ phần cửa ghế sau bị thủng, phần vỏ thép của chiếc xe bị biến dạng. Rất may, khi xảy ra tai nạn, anh Hiệp ngồi ở ghế lái và trong xe không có ai nên không có thương vong về người. Nhưng tai nạn hi hữu này cũng khiến nhiều người phải rùng mình. Ai dám khẳng định rằng, sẽ không còn có sự cố nào tương tự?
Liên tiếp có tai nạn chết người
Từ tháng 7/2009 tới tháng 2/2010, tại tòa nhà cao nhất Việt Nam này đã liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 6 người chết và ít nhất 3 người bị thương. Đây là một con số khiến dư luận không khỏi bức xúc. Với hàng loạt sai phạm, đầu tháng 5/2010, 15 nhà thầu tại công trình Keangnam đã bị xử phạt 235 triệu đồng.
Một trong những tai nạn thương tâm tại tòa nhà này là vào chiều 22/2/2010 một cán bộ kỹ thuật trên công trường Keangnam đã bị cốt pha đổ đè vào người. Người bị nạn là cán bộ kỹ thuật của một đơn vị nhà thầu xây dựng công trình. Khi đang đi kiểm tra cốt pha, trên người không mang theo dây bảo hiểm, anh đã bị cốt pha đổ vào người. Sau khi vụ việc xảy ra, nạn nhân đã được đưa cấp cứu tại Bệnh viện E và Bệnh viện Việt Đức nhưng đã qua đời sau đó ít giờ.
Đây là vụ tai nạn chết người thứ hai xảy ra trong tháng 2/2010. Đầu tháng này, vào ngày 3/2/2010, anh Lê Đức Thắng (sinh năm 1974, Liêm Hải, Trực Ninh, Nam Định) cũng bị ống thép văng trúng người dẫn đến tử vong.
Trước những tai nạn kinh hoàng liên tiếp xảy ra, ngày 26/2/2010, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã ký quyết định thành lập đoàn thanh tra để tiến hành thanh tra toàn diện về việc chấp hành các quy định về an toàn lao động tại Tổ hợp Công trình xây dựng Keangnam Hanoi Landmark Tower.
Đoàn thanh tra đã kết luận tại công trường xây dựng này có hàng loạt sai phạm. Kết luận cho biết, nhà thầu chính chưa tiếp cận đầy đủ quy định về an toàn lao động, như: không lập và phê duyệt biện pháp đảm bảo an toàn chung cho công trình; thiếu phối hợp với đơn vị tư vấn giám sát để kiểm soát an toàn lao động. Bộ máy chuyên trách về lĩnh vực này chưa đủ để giám sát 25 đầu công việc, không kiểm soát được chất lượng lao động. Các vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra tại công trình Keangnam đều không được báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời tới thanh tra lao động. Ngoài ra, đoàn thanh tra còn phát hiện đơn vị tư vấn giám sát IBST cử cán bộ giám sát chưa có đủ chứng chỉ hành nghề, thiếu kiểm tra yêu cầu nhà thầu trang bị đủ phương tiện bảo vệ cho người lao động.
Trước đó, sau khi xảy ra tai nạn chết người thứ 5 tại công trình xây dựng này vào ngày 3/2/2010, Công an huyện Từ Liêm cũng đã từng gửi công văn "nhắc nhở" chủ đầu tư và nhà thầu chính của Keangnam.
Mặc dù đã bị “nhắc nhở” nhưng những sự cố liên tiếp vẫn khiến dư luận chưa thể an tâm về sự an toàn tại tòa nhà này. Chỉ cách đây chưa đầy 2 tháng, hàng trăm cư dân cũng đã phẫn nộ kiện chủ đầu tư tới các cơ quan chức năng về việc thu các loại phí “cắt cổ” tại Keangnam.
Bà Trịnh Thúy Mai, Ban đại diện lâm thời cư dân Keangnam cho biết trên báo Lao động, việc hỏa hoạn lại tiếp tục xảy ra chiều 27/8 khiến nhiều người dân đang rất lo lắng về sự an toàn khi sống ở đây. "Chúng tôi phản đối phí quản lý 18.600 đồng/m2 là bởi các tiện ích của Keangnam không đáp ứng yêu cầu của cư dân, hơn nữa lại sống trong điều kiện thiếu an toàn như thế này. Sau vụ cháy hôm nay, chúng tôi thấy rằng, Cty Keangnam – Vina cần xuất trình giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, kể cả là có chứng nhận rồi thì việc vận hành quản lý tòa nhà là có vấn đề nên mới xảy ra hỏa hoạn”, bà Mai cho biết.
Box
Dự án Hanoi Landmark Tower do Công ty TNHH một thành viên Keangnam Vina
làm chủ đầu tư, nhà thầu chính là Công ty Keangnam Enterprises LTD.
Hanoi Landmark được khởi công với tổng vốn đầu tư hơn 1 tỷ USD từ năm
2007, theo thiết kế cao 70 tầng và là tòa nhà cao nhất Việt Nam. Từ
tháng 7/2009 tới tháng 2/2010, tại công trình tòa nhà cao nhất Việt Nam
Hanoi Landmark Tower (Keangnam) đã liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn lao
động nghiêm trọng làm 6 người chết và ít nhất 3 người bị thương.
|
N. Lê (Tổng hợp)
Việt Báo (Theo_VietNamNet)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét