Câu chuyện thu phí dịch vụ của các khu chung
cư trên địa bàn Hà Nội vẫn chưa đi đến hồi kết. Mức giá trần dịch vụ do
UBND TP Hà Nội quy định cho các khu chung cư đang ngày càng làm nóng dư
luận. Mặc dù đã tính đến phương án bỏ giá trần và đưa ra khung giá cụ
thể, song vấn đề lại không đơn giản.
Một tiến sĩ kinh tế đã chỉ ra điểm mâu thuẫn cơ bản cần được giải quyết trong mối quan hệ giữa chủ đầu tư chung cư và các hộ dân, đó là công cụ pháp lý. Chung cư là mô hình đô thị còn khá mới ở Việt Nam, ở nhiều nước, chung cư chiếm 60-70% diện tích đô thị cũng như tỷ lệ dân cư.
Để quản lý chung cư, người ta có hồ sơ pháp lý của một tòa chung cư, bao gồm: Bảng phân chia các căn hộ và điều lệ của chung cư quy định quyền của các chủ sở hữu căn hộ đối với không gian chung. Nếu không có hai văn bản này thì chủ đầu tư không được phép bán căn hộ. Như vậy, mọi cư dân chung cư có quyền buộc chủ đầu tư không được khai thác và thu lợi riêng đối với tài sản mang tính thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt của mọi thành viên trong chung cư. Nếu như chủ đầu tư không tuân thủ điều đó, các hộ dân sẽ từ chối không cho đăng ký điều lệ chung cư tại cơ quan quản lý, có nghĩa là, chủ đầu tư không được phép bán căn hộ. Còn ở nước ta, khi mua nhà, người dân chỉ được “quyền” ký hợp đồng mua bán. Những quy định liên quan đến dịch vụ sử dụng chung cư họ thường không được thỏa thuận mà bị chủ đầu tư áp đặt.
Đơn cử, chung cư Golden Westlake, quận Tây Hồ theo hợp đồng ký năm 2006 giữa chủ đầu tư với người dân, mức phí để ô tô là 30 USD/tháng. Khi một số hộ dân dọn về ở, chủ đầu tư đã tăng phí lên 3 triệu đồng/ tháng. Khi bị người dân phản đối, chủ đầu tư buộc phải hạ xuống 1 triệu đồng/tháng. Đến đầu năm 2012, chủ đầu tư lại tuyên bố tăng mức phí này lên 2,5 triệu đồng/tháng, sau khi bị dân phản ứng mạnh, họ buộc phải rút xuống 2 triệu đồng.
Mức phí này vẫn còn cao hơn quy định của UBND TP là 1,25 triệu đồng/tháng. Chưa kể, dân chung cư ký hợp đồng thuê khu vực đỗ xe riêng phải trả từ 750 triệu đồng đến 2,1 tỷ đồng cho 38 năm và thanh toán một lần. Đây chỉ là một trong hàng loạt bất cập liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về nhà chung cư. Nổi cộm và bức xúc nhất là quy chế, hợp đồng mua bán, sở hữu chung, sở hữu riêng, phí dịch vụ, phí bảo trì. Theo một luật sư Đoàn Luật sư Hà Nội, mâu thuẫn về quyền sở hữu chung, sở hữu riêng cũng như việc xác định chủ sở hữu, không thể căn cứ thuần túy vào hợp đồng, mà phải tính tới các quy định pháp luật và chính sách của Nhà nước. Phải căn cứ vào các điều quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản.
Thực ra, hầu hết các khu chung cư, nhất là chung cư cao cấp đều đưa ra mức phí dịch vụ cao hơn mức quy định của UBND TP rất nhiều. Các chủ đầu tư đang vi phạm pháp luật nhưng lại không có chế tài nào đủ mạnh để xử lý, cho nên mọi vướng mắc gỡ rồi mà vẫn rối.
Theo An Ninh Thủ Đô
Một tiến sĩ kinh tế đã chỉ ra điểm mâu thuẫn cơ bản cần được giải quyết trong mối quan hệ giữa chủ đầu tư chung cư và các hộ dân, đó là công cụ pháp lý. Chung cư là mô hình đô thị còn khá mới ở Việt Nam, ở nhiều nước, chung cư chiếm 60-70% diện tích đô thị cũng như tỷ lệ dân cư.
Để quản lý chung cư, người ta có hồ sơ pháp lý của một tòa chung cư, bao gồm: Bảng phân chia các căn hộ và điều lệ của chung cư quy định quyền của các chủ sở hữu căn hộ đối với không gian chung. Nếu không có hai văn bản này thì chủ đầu tư không được phép bán căn hộ. Như vậy, mọi cư dân chung cư có quyền buộc chủ đầu tư không được khai thác và thu lợi riêng đối với tài sản mang tính thiết yếu cho nhu cầu sinh hoạt của mọi thành viên trong chung cư. Nếu như chủ đầu tư không tuân thủ điều đó, các hộ dân sẽ từ chối không cho đăng ký điều lệ chung cư tại cơ quan quản lý, có nghĩa là, chủ đầu tư không được phép bán căn hộ. Còn ở nước ta, khi mua nhà, người dân chỉ được “quyền” ký hợp đồng mua bán. Những quy định liên quan đến dịch vụ sử dụng chung cư họ thường không được thỏa thuận mà bị chủ đầu tư áp đặt.
Đơn cử, chung cư Golden Westlake, quận Tây Hồ theo hợp đồng ký năm 2006 giữa chủ đầu tư với người dân, mức phí để ô tô là 30 USD/tháng. Khi một số hộ dân dọn về ở, chủ đầu tư đã tăng phí lên 3 triệu đồng/ tháng. Khi bị người dân phản đối, chủ đầu tư buộc phải hạ xuống 1 triệu đồng/tháng. Đến đầu năm 2012, chủ đầu tư lại tuyên bố tăng mức phí này lên 2,5 triệu đồng/tháng, sau khi bị dân phản ứng mạnh, họ buộc phải rút xuống 2 triệu đồng.
Mức phí này vẫn còn cao hơn quy định của UBND TP là 1,25 triệu đồng/tháng. Chưa kể, dân chung cư ký hợp đồng thuê khu vực đỗ xe riêng phải trả từ 750 triệu đồng đến 2,1 tỷ đồng cho 38 năm và thanh toán một lần. Đây chỉ là một trong hàng loạt bất cập liên quan đến công tác quản lý Nhà nước về nhà chung cư. Nổi cộm và bức xúc nhất là quy chế, hợp đồng mua bán, sở hữu chung, sở hữu riêng, phí dịch vụ, phí bảo trì. Theo một luật sư Đoàn Luật sư Hà Nội, mâu thuẫn về quyền sở hữu chung, sở hữu riêng cũng như việc xác định chủ sở hữu, không thể căn cứ thuần túy vào hợp đồng, mà phải tính tới các quy định pháp luật và chính sách của Nhà nước. Phải căn cứ vào các điều quy định của Bộ luật Dân sự, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản.
Thực ra, hầu hết các khu chung cư, nhất là chung cư cao cấp đều đưa ra mức phí dịch vụ cao hơn mức quy định của UBND TP rất nhiều. Các chủ đầu tư đang vi phạm pháp luật nhưng lại không có chế tài nào đủ mạnh để xử lý, cho nên mọi vướng mắc gỡ rồi mà vẫn rối.
Theo An Ninh Thủ Đô
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét