UBND TP Hà Nội vừa đề xuất Bộ Tài chính thực
hiện việc đánh thuế hoặc xử phạt các chủ sở hữu của nhà bỏ hoang, không
đưa vào sử dụng.
Biệt thự bỏ hoang một năm thì sẽ bị tính thuế 10% tổng giá trị biệt thự
Tuy nhiên, trong khi tình hình thị trường bất động sản đang suy giảm chưa có tín hiệu khởi sắc... liệu giải pháp này có khả thi hay không?
Giải pháp quyết liệt
Thành phố Hà Nội cũng đã có những động thái tích cực như phối hợp với Bộ Tài chính đưa ra phương án đánh thuế hoặc xử phạt hành chính đối với chủ đầu tư có biệt thự bỏ hoang với mức thuế dự kiến như: Biệt thự bỏ hoang 3 tháng có thể áp thuế khoảng 5% trên giá trị hợp đồng, còn sau một năm mà biệt thự đó vẫn bỏ hoang thì sẽ bị tính thuế 10% trên tổng giá trị biệt thự. Đồng thời, TP còn kiến nghị Chính phủ áp dụng thu thuế cao lũy tiến đối với người mua nhà từ ngôi nhà thứ hai trở lên. Ngoài việc đánh thuế cao với mức tỷ lệ % dự kiến như trên, Bộ Tài chính còn đề xuất xử phạt hành chính biệt thự bỏ hoang với chủ sở hữu biệt thự, với mức phạt là 10 - 20 triệu đồng/căn.
Lý giải cho nguyên nhân của tình trạng này, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong cho rằng, khởi phát một phần từ nạn đầu cơ đất đai của một số “đại gia”, những người có tiền và cũng do thị trường bất động sản thời gian qua bị đóng băng nên việc nhà đầu tư kinh doanh biệt thự không thể bán được hàng cho những đối tượng có nhu cầu sử dụng thực sự. Cùng với đó là các chiêu trò của giới đầu tư bất động sản với các phương thức đầu tư kinh doanh phát triển các dự án nhà ở như phân lô, bán nền, bán nhà, biệt thư xây thô khi hệ thống hạ tầng khu đất chưa đồng bộ, chưa hoàn chỉnh.
Tuy nhiên, theo quan điểm của Luật gia Phạm Hồng Tuyến- Hội Luật gia Hà Nội, việc khắc phục, xử lý hiện tượng biệt thự bỏ hoang, gây lãng phí tài nguyên đất thì cần phải có những quy định về đầu tư kinh doanh bất động sản như cấm chia lô, bán nền, bán nhà xây thô, chủ đầu tư chỉ được phép bàn giao nhà đã hoàn thiện. Ngoài ra, về mặt pháp luật thì cần phải có những chế tài và những quy định chặt chẽ để các chính sách về thuế đối với đất đai được thực thi hiệu quả. Cụ thể, theo quy định pháp luật hiện hành thì mức thuế suất sử dụng đất phi nông nghiệp (bao gồm cả trường hợp sử dụng để kinh doanh) có mức thuế suất là 0,03%, phần diện tích đất vượt hạn mức không quá 3 lần có thuế suất 0,07%, phần diện tích vượt trên 3 lần hạn mức có thuế suất 0,15%. Đất sử dụng không đúng mục đích, đất chưa sử dụng theo đúng quy định áp dụng mức thuế suất 0,15% (Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010).
“Các quy định hành chính cũng như quy định của pháp luật liên quan đến thuế suất sử dụng đất phi nông nghiệp hiện nay không có tác dụng đối với hiện tượng “đầu cơ” BĐS nói chung và biệt thự nói riêng. Bởi lẽ theo kinh nghiệm tại nhiều nước trên thế giới, qui định về mức thuế sử dụng đất ở, đất phi nông nghiệp là rất cao như: Mức thuế phải nộp lên tới mấy chục %, thậm chí 100% như ở Anh, Mỹ... các nước này đánh thuế cao như vậy để cho những đại gia lắm tiền nhiều của không đầu tư vào đất nữa mà có thể họ dành tiền đầu tư vào lĩnh vực khác có mức lợi nhuận cao hơn”- Luật gia Phạm Hồng Tuyến nói.
Sửa thuế để tránh đầu cơ
Bộ Tài chính đề xuất xử phạt hành chính biệt thự bỏ hoang với chủ sở hữu biệt thự, với mức phạt là 10-20 triệu đồng/căn. |
Để hạn chế hiện tượng đầu cơ bất động sản tại VN, chúng ta cần phải sửa
đổi bổ sung Luật Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp năm 2010, trong đó có
những quy định chuyên biệt điều chỉnh, xác định diện tích đất sử dụng
không đúng mục đích, diện tích đất lấn, chiếm và diện tích đất chưa sử
dụng theo đúng quy định để làm căn cứ tính thuế.
Cụ thể đánh thuế lũy tiến chủ sở hữu từ căn nhà thứ 2 trở đi, để cho những đối tượng này đưa bất động sản vào sử dụng hoặc phải chuyển nhượng cho những người có nhu cầu thực sự. Đồng thời, nhà nước nên giao việc thu thuế cho các văn phòng đăng ký nhà đất đại diện hoặc ủy nhiệm thu vì cơ quan này là đầu mối nắm rõ nhất về “lai lịch” căn nhà để kịp thời xử lý các trường hợp khai thiếu trung thực. Bởi quản lý bất động sản có những đặc thù riêng, cũng có cái khó là nhiều thủ tục, giấy tờ nhưng dễ ở chỗ bất động sản là tài sản được phơi bày ra không thể giấu được.
Tuy nhiên, việc đánh thuế cao này có thể sẽ có những phản ứng, ảnh hưởng đến phần lớn những người sử dụng đất không có tính chất đầu cơ, họ chỉ là những người mua đi bán lại bình thường theo đúng quy định của Luật Kinh doanh bất động sản. Nhưng sẽ giải quyết triệt để việc đầu cơ đất đai, tránh lãng phí tài nguyên đất và xác định, công khai được rõ danh tính chủ sở hữu.
Cụ thể đánh thuế lũy tiến chủ sở hữu từ căn nhà thứ 2 trở đi, để cho những đối tượng này đưa bất động sản vào sử dụng hoặc phải chuyển nhượng cho những người có nhu cầu thực sự. Đồng thời, nhà nước nên giao việc thu thuế cho các văn phòng đăng ký nhà đất đại diện hoặc ủy nhiệm thu vì cơ quan này là đầu mối nắm rõ nhất về “lai lịch” căn nhà để kịp thời xử lý các trường hợp khai thiếu trung thực. Bởi quản lý bất động sản có những đặc thù riêng, cũng có cái khó là nhiều thủ tục, giấy tờ nhưng dễ ở chỗ bất động sản là tài sản được phơi bày ra không thể giấu được.
Tuy nhiên, việc đánh thuế cao này có thể sẽ có những phản ứng, ảnh hưởng đến phần lớn những người sử dụng đất không có tính chất đầu cơ, họ chỉ là những người mua đi bán lại bình thường theo đúng quy định của Luật Kinh doanh bất động sản. Nhưng sẽ giải quyết triệt để việc đầu cơ đất đai, tránh lãng phí tài nguyên đất và xác định, công khai được rõ danh tính chủ sở hữu.
Theo DĐDN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét