Chủ đầu tư phải nộp phí bảo trì với phần diện tích giữ lại không bán.
“Khu vực để ô tô là sở hữu chung nếu đã được chủ đầu tư phân bổ giá trị của phần diện tích này vào giá bán căn hộ” - Sở Xây dựng đề xuất trong tờ trình dự thảo Quy chế quản lý nhà chung cư để UBND TP.HCM xem xét thông qua.
Theo Sở Xây dựng, Luật Nhà ở năm 2005 nêu rõ: Diện tích để xe là sở hữu chung, không phân biệt chỗ để xe 2-3 bánh hay ô tô. Tuy nhiên, Nghị định 71/2010 phân biệt quyền sở hữu diện tích để xe (xe đạp, xe dành cho người tàn tật, xe có động cơ hai bánh) với quyền sở hữu diện tích để ô tô. Vì thế, việc đưa quy định như trên vào Quy chế quản lý nhà chung cư là cần thiết nhằm tránh phát sinh tranh chấp như đã xảy ra trong thời gian qua.
Sở Xây dựng báo cáo, thực tiễn quản lý nhà chung cư theo Thông tư 08/2008 của Bộ Xây dựng trong bốn năm qua đang gặp một số vướng mắc. Chẳng hạn, muốn tổ chức hội nghị nhà chung cư phải có 50% tổng số chủ sở hữu và người sử dụng chung cư tham gia. Nhiều chung cư đã tổ chức đến lần thứ hai vẫn không tiến hành được hội nghị để bầu ban quản trị do không đủ số lượng tham gia.
Từ thực tế trên, Sở Xây dựng kiến nghị: Nếu hội nghị nhà chung cư lần đầu không thành công do không đủ 50% tổng số chủ sở hữu, người sử dụng chung cư tham gia thì hội nghị lần thứ hai được tiến hành không phụ thuộc vào số lượng người tham dự (sau khi UBND quận, huyện hoặc UBND phường, xã được ủy quyền đồng ý).
Cùng đó, Sở Xây dựng cho rằng luật đang khuyết quy định về trách nhiệm nộp phí bảo trì đối với phần diện tích khác của nhà chung cư do chủ đầu tư giữ lại không bán. Do vậy, trên thực tế đã xảy ra bất đồng về việc ai chịu trách nhiệm nộp. Sở đề nghị phải cụ thể hóa trách nhiệm nộp kinh phí bảo trì với chung cư nhiều chủ sở hữu. Theo đó, với căn hộ để bán thì phí bảo trì là 2% giá bán. Khoản tiền này được tính vào giá bán căn hộ và phải thông báo rõ với bên mua trong hợp đồng. Với phần diện tích chủ đầu tư giữ lại không bán (không kể phần sở hữu chung), chủ đầu tư phải nộp phí bảo trì là 2% giá trị của phần diện tích đó, tính theo giá bán của căn hộ có giá cao nhất.
“Khu vực để ô tô là sở hữu chung nếu đã được chủ đầu tư phân bổ giá trị của phần diện tích này vào giá bán căn hộ” - Sở Xây dựng đề xuất trong tờ trình dự thảo Quy chế quản lý nhà chung cư để UBND TP.HCM xem xét thông qua.
Theo Sở Xây dựng, Luật Nhà ở năm 2005 nêu rõ: Diện tích để xe là sở hữu chung, không phân biệt chỗ để xe 2-3 bánh hay ô tô. Tuy nhiên, Nghị định 71/2010 phân biệt quyền sở hữu diện tích để xe (xe đạp, xe dành cho người tàn tật, xe có động cơ hai bánh) với quyền sở hữu diện tích để ô tô. Vì thế, việc đưa quy định như trên vào Quy chế quản lý nhà chung cư là cần thiết nhằm tránh phát sinh tranh chấp như đã xảy ra trong thời gian qua.
Sở Xây dựng báo cáo, thực tiễn quản lý nhà chung cư theo Thông tư 08/2008 của Bộ Xây dựng trong bốn năm qua đang gặp một số vướng mắc. Chẳng hạn, muốn tổ chức hội nghị nhà chung cư phải có 50% tổng số chủ sở hữu và người sử dụng chung cư tham gia. Nhiều chung cư đã tổ chức đến lần thứ hai vẫn không tiến hành được hội nghị để bầu ban quản trị do không đủ số lượng tham gia.
Từ thực tế trên, Sở Xây dựng kiến nghị: Nếu hội nghị nhà chung cư lần đầu không thành công do không đủ 50% tổng số chủ sở hữu, người sử dụng chung cư tham gia thì hội nghị lần thứ hai được tiến hành không phụ thuộc vào số lượng người tham dự (sau khi UBND quận, huyện hoặc UBND phường, xã được ủy quyền đồng ý).
Cùng đó, Sở Xây dựng cho rằng luật đang khuyết quy định về trách nhiệm nộp phí bảo trì đối với phần diện tích khác của nhà chung cư do chủ đầu tư giữ lại không bán. Do vậy, trên thực tế đã xảy ra bất đồng về việc ai chịu trách nhiệm nộp. Sở đề nghị phải cụ thể hóa trách nhiệm nộp kinh phí bảo trì với chung cư nhiều chủ sở hữu. Theo đó, với căn hộ để bán thì phí bảo trì là 2% giá bán. Khoản tiền này được tính vào giá bán căn hộ và phải thông báo rõ với bên mua trong hợp đồng. Với phần diện tích chủ đầu tư giữ lại không bán (không kể phần sở hữu chung), chủ đầu tư phải nộp phí bảo trì là 2% giá trị của phần diện tích đó, tính theo giá bán của căn hộ có giá cao nhất.
Theo Pháp Luật TP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét